Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất? Cơ cấu giải thưởng thế nào?

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất? Cơ cấu giải thưởng cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang thế nào? Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như thế nào?

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất?

Tham khảo đáp án cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang năm 2024 dưới đây:

Câu 1: Luật giao thông đường bộ cấm các hành vi nào dưới đây?

Tất cả các hành vi nêu trên

- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ

- Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ

- Thả rông súc vật trên đường bộ

Câu 2: Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

Phải nhường đường cho xe đi bên trái.

Câu 3: Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?

Dừng lại trước vạch dừng

Câu 4: Khi điều khiển xe chạy trên đoạn đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế người lái xe muốn vượt xe khác thì phải xử lý như thế nào?

Không được vượt

Câu 5: Bạn đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt xe hay không?

Được vượt khi đảm bảo an toàn.

Câu 6: Xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn tham gia giao thông cần tuân thủ quy định nào ghi ở dưới đây?

Phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép và phải thực hiện các biện pháp bắt buộc để bảo vệ đường bộ, bảo đảm an toàn giao thông.

Câu 7: Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông?

Người điều khiển: Xe ô tô, xe mô tô, xe đạp, xe gắn máy.

Câu 8: Khái niệm người điều khiển giao thông được hiểu thế nào là đúng?

Là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Câu 9: Khi ở một khu vực đồng thời có đặt biển báo cố định và biển báo tạm thời mà ý nghĩa hiệu lực khác nhau, thì người lái xe phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?

Biển báo tạm thời

Câu 10: Chủ xe và người lái xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải có trách nhiệm gì khi cho xe tham gia giao thông đường bộ?

Xin phép lưu hành đặc biệt

Câu 11: Hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc trên đường bộ của cá nhân thì bị xử phạt với mức phạt nào dưới đây?

100.000 đồng đến 200.000 đồng

Câu 12: Tại nơi giao nhau không có tín hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Phải nhường đường cho xe đi đến bên phải

Câu 13: Hành vi nào bị nghiêm cấm?

Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách

Câu 14: Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

Phải nhường đường cho xe đi bên trái.

Câu 15: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Câu 16: Khái niệm “phần đường xe chạy” được hiểu như thế nào là đúng?

Là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại.

Câu 17: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô có hành vi "dừng xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường" thì bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Câu 18: Trường hợp nào dưới đây thì người điều khiển xe đạp được chở tối đa hai người?

Trẻ em dưới 7 tuổi

Câu 19: Người tham gia giao thông khi phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, phải có những nghĩa vụ gì?

Tất cả các nghĩa vụ trên.

- Trong trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết;

- Kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất, để xử lý;

- Kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương;

Câu 20: Khi lùi xe người lái phải làm gì để bảo đảm an toàn?

Câu b và c đúng

- Quan sát phía sau và cho lùi xe;

- Phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

Câu 21: Hai xe đi ngược chiều nhường đường khi tránh nhau như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Tất cả các ý nêu trên.

- Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh,nhường đường cho xe kia đi;

- Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe lên dốc;

- Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe kia đi;

Câu 22: Khi muốn lùi xe nhưng không quan sát được phía sau, cần làm gì để đảm bảo an toàn?

Không được lùi xe.

Câu 23: Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bi nghiêm cấm?

Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

Câu 24: Người đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện thoại di động thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 25: Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không được vượt quá bao nhiêu km/h?

40km/h.

Câu 26: Biển báo hiệu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen là loại biển gì dưới đây?

Biển báo cấm.

Câu 27: Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được?

Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép.

Câu 28: Trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ xe xin vượt phải báo hiệu như thế nào?

Báo hiệu bằng đèn tín hiệu.

Câu 29: Bạn đang lái xe phía trước có một xe cứu thương đang phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt xe hay không?

Không được vượt.

Câu 30

Biển báo hiệu có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen là loại biển gì dưới đây?

Biển báo nguy hiểm.

* Lưu ý: Đáp án nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Chú ý:

Theo Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang năm 2024 TẢI VỀ thì cuộc thi diễn ra từ ngày 16/9/2024 đến ngày 13/10/2024, thí sinh tham dự thi bằng cách:

- Truy cập vào Cổng Thông tin điện tử Tỉnh Đoàn An Giang (http://tinhdoanangiang.vn) đăng nhập trực tiếp vào chuyên trang: “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về An toàn Giao thông năm 2024”.

- Đăng nhập vào banner có nội dung: “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về An toàn Giao thông năm 2024”.

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất? Cơ cấu giải thưởng thế nào?

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất? Cơ cấu giải thưởng thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang thế nào?

Căn cứ Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang năm 2024 TẢI VỀ, cơ cấu giải thưởng cuộc thi như sau:

* Giải thưởng tuần:

Hàng tuần, căn cứ vào kết quả cuộc thi, Ban Tổ chức trao thưởng cho thí sinh đạt thành tích xuất sắc nhất (gồm giấy chứng nhận và tiền thưởng), theo cơ cấu giải thưởng mỗi tuần cụ thể như sau:

- 01 giải Nhất, mỗi giải trị giá: 500.000đ

- 01 giải Nhì, mỗi giải trị giá: 400.000đ

- 01 giải Ba, mỗi giải trị giá: 300.000đ

- 03 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá: 200.000đ

* Giải thưởng chung cuộc:

- Căn cứ vào kết quả cuộc thi, Ban Tổ chức trao thưởng cho các thí sinh đạt thành tích xuất sắc nhất trong quá trình dự thi (gồm Bằng khen của Ban Tổ chức, tiền thưởng) theo cơ cấu giải thưởng cụ thể như sau:

+ 01 giải Nhất, trị giá: 3.000.000đ

+ 01 giải Nhì, trị giá: 2.000.000đ

+ 01 giải Ba, trị giá: 1.500.000đ

+ 03 giải Khuyến khích, trị giá: 1.000.000đ

* Giải tập thể:

Căn cứ vào kết quả thi của các thí sinh tính tổng trên 04 tuần thi, Ban Tổ chức sẽ chọn và trao giải thưởng tập thể cho 05 tập thể có số lượng thí sinh tham gia cuộc thi nhiều nhất và có nhiều thí sinh đạt kết quả cao nhất, trị giá 1.000.000 đồng.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như thế nào?

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ được quy định tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể:

(1) Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

(2) Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.

(3) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.

(4) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.

(5) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.

Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

64 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào