Đạo diễn tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm được trả nhuận bút theo khung nhuận bút như thế nào?
Bên sử dụng tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm thanh toán mức nhuận bút như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như sau:
Hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
Theo đó, bên sử dụng tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm thỏa thuận với tác giả thanh toán mức nhuận bút theo khung nhuận bút hoặc theo tỷ lệ phần trăm doanh thu cuộc biểu diễn.
Như vậy, bên sử dụng tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm có thể thỏa thuận với tác giả thanh toán mức nhuận bú theo khung nhuận bút.
Đạo diễn tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm được trả nhuận bút theo khung nhuận bút như thế nào? (Hình từ Internet)
Đạo diễn tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm được trả nhuận bút theo khung nhuận bút như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP, được đính chính bởi Công văn 230/CP-KGVX năm 2015 quy định về nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao như sau:
Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể, múa rối và các thể loại tương tự khác, căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
Theo đó, nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như bảng trên.
Trong đó, đạo diễn tiểu phẩm kịch câm đến 20 phút được trả nhuận bút 8,0 - 36,0 mức lương cơ sở. Đối với vở ngắn từ 21 đến 45 phút được trả nhuận bút từ 13,8 - 66,3 mức lương cơ sở.
Với vở kịch câm vừa từ 46 đến 105 phút thì đạo diễn được trả nhuận bút từ 27,6 - 82,3 mức lương cơ sở. Còn đối với vở kịch dài trên 105 phút thì được trả nhuận bút từ 41,9 - 97,2 mức lương cơ sở.
Trợ lý đạo diễn tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm được hưởng nhuận bút không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như sau:
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
1. Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
2. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
3. Trường hợp chuyển thể từ kịch bản thuộc loại hình sân khấu này sang loại hình sân khấu khác thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
...
6. Trợ lý biên đạo múa, trợ lý đạo diễn, trợ lý chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm sân khấu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm múa và chương trình nghệ thuật ca múa nhạc tổng hợp hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của biên đạo múa, đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô
...
Theo đó, trợ lý đạo diễn cho tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch câm hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của đạo diễn của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.