Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế được xác định thế nào? Việc giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế được xác định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế như sau:
Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
d) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
2. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Theo quy định trên, điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ là những điều ước quốc tế không thuộc khoản 1 Điều 4 nêu trên và điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Ký kết điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Ngôn ngữ và hình thức của điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế như sau:
Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các văn bản có giá trị ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
4. Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên thì trong hồ sơ trình phải có dự thảo văn bản liên quan đến bảo lưu, tuyên bố đó bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài được sử dụng để thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
5. Bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấy điều ước quốc tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
Theo đó, điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
Hình thức của điều ước quốc tế được quy định có bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấy điều ước quốc tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
Việc giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế như sau:
Giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế tuân theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
Như vậy, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế tuân theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.