Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm những gì? Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì được xử lý như nào?

Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm những gì? Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì được xử lý như nào? Giảm tỷ lệ hao hụt so với định mức trong quá trình bảo quản hàng dự trữ quốc gia, đương vị dự trữ quốc gia có được thưởng không?

Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm những gì?

Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm những gì? Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì được xử lý như nào?

Danh mục hàng dự trữ quốc gia gồm những gì? Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì được xử lý như nào?(Hình ảnh từ Internet)

Theo khoản 3 và 4 Điều 4 Luật Dự trữ quốc gia 2012 có quy định như sau:

Hàng dự trữ quốc gia là vật tư, thiết bị, hàng hóa trong Danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia. Danh mục hàng dự trữ quốc gia là tên nhóm hàng hóa, tên vật tư, tên thiết bị dự trữ quốc gia.

Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 94/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 128/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

TT

Danh mục hàng

Phân công quản lý

I

1. Lương thực

a) Thóc tẻ;

b) Gạo tẻ.

2. Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn:

a) Nhà bạt cứu sinh các loại;

b) Phao áo cứu sinh;

c) Phao tròn cứu sinh;

d) Bè nhẹ cứu sinh;

đ) Xuồng cao tốc các loại;

e) Xuồng bơm hơi cứu nạn;

g) Bè cứu sinh tự thổi;

h) Phao áo cứu sinh tự thổi;

i) Máy bơm nước chữa cháy (đồng bộ thiết bị chữa cháy rừng);

k) Trang phục đồng bộ cách nhiệt cho người làm công tác chữa cháy;

l) Thiết bị tìm kiếm nạn nhân bằng hình ảnh và âm thanh;

m) Máy xúc, đào đa năng;

n) Máy phát điện;

o) Máy khoan cắt bê tông;

p) Xe cứu hộ đa năng;

q) Ống thoát hiểm;

r) Động cơ thủy các loại;

s) Thiết bị khoan cắt;

t) Thiết bị phóng dây cứu hộ;

u) Hóa chất chữa cháy.

3. Vật tư thông dụng động viên công nghiệp

a) Kim loại đen (thép, thép dầm cầu);

b) Kim loại màu (đồng, nhôm, thiếc, kẽm, chì).

4. Muối trắng:

- Muối ăn.

Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

II

1. Nhiên liệu:

a) Xăng ô tô;

b) Dầu Diesel;

c) Mazut;

d) Dầu thô.

đ) Nguyên liệu dùng cho máy bay dân dụng.

2. Vật liệu nổ công nghiệp:

a) Thuốc nổ TEN;

b) Thuốc nổ TNT.

Bộ Công Thương

III

1. Thuốc bảo vệ thực vật

2. Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản

a) Hóa chất sát trùng cho gia súc, gia cầm;

b) Hóa chất sát trùng cho nuôi trồng thủy sản.

3. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản:

a) Thuốc thú y;

b) Vắc xin các loại.

4. Hạt giống:

a) Hạt giống lúa;

b) Hạt giống rau;

c) Hạt giống ngô.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

IV

1. Một số vật tư phục vụ quốc phòng, bảo vệ biên giới, biển, đảo và động viên công nghiệp:

a) Vũ khí các loại;

b) Phương tiện tác chiến đa năng;

c) Xe nghiệp vụ chuyên dụng;

d) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ;

đ) Trang thiết bị kỹ thuật mật mã;

e) Hệ thống thông tin liên lạc và giám sát thông tin;

g) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng quốc phòng;

h) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị quốc phòng;

i) Thuốc nổ và vật liệu nổ quân dụng.

2. Nhiên liệu:

a) Nhiên liệu chuyên dùng cho quân sự;

b) Xăng ô tô;

c) Dầu Diesel.

3. Vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng ngành cơ yếu

Bộ Quốc phòng

V

1. Một số vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện đặc chủng, chuyên dùng cho lực lượng công an nhân dân

a) Xe nghiệp vụ chuyên dụng;

b) Phương tiện, trang thiết bị, phụ tùng nghiệp vụ chuyên dụng an ninh;

c) Vật tư, phụ tùng đồng bộ để sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang thiết bị an ninh.

2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại thiết bị phục vụ cho đấu tranh phòng, chống tội phạm

a) Vũ khí các loại;

b) Công cụ hỗ trợ, trang thiết bị bảo vệ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ;

Bộ Công an

VI

1. Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người.

2. Hóa chất khử khuẩn, khử trừng xử lý nguồn nước.

Bộ Y tế

VII

1. Ray, dầm cầu đường sắt.

Bộ Giao thông vận tải

VIII

Hệ thống thu, phát thanh đồng bộ.

Đài Tiếng nói Việt Nam

IX

Hệ thống thu, phát hình đồng bộ.

Đài Truyền hình Việt Nam

Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì được xử lý như nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2013/NĐ-CP Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức trong quá trình bảo quản thì đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ vào:

- Biên bản kiểm nghiệm;

- Biên bản xác định hao hụt hoặc biên bản xác nhận hàng bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hàng dự trữ quốc gia;

- Biên bản hàng dự trữ quốc gia bị mất do Hội đồng xử lý tài sản dự trữ quốc gia của cơ quan, đơn vị dự trữ quốc gia từng cấp xem xét, xác định rõ nguyên nhân hao hụt, hư hỏng, thiệt hại

Đơn vị dự trữ quốc gia sẽ căn cứ vào những biên bản trên và xử lý theo quy định như sau:

- Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với phần hao hụt vuợt định mức;

+ Giá bồi thường do Thủ trưởng đơn vị quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định căn cứ trên giá thị trường của hàng hóa đó hoặc hàng hóa cùng loại tại thời điểm xử lý bồi thường;

- Hàng dự trữ quốc gia hao hụt vượt định mức do nguyên nhân khách quan thì thực hiện xử lý, giảm vốn dự trữ theo thẩm quyền phân cấp tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 94/2013/NĐ-CP.

Giảm tỷ lệ hao hụt so với định mức trong quá trình bảo quản hàng dự trữ quốc gia, đương vị dự trữ quốc gia có được thưởng không?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 94/2013/NĐ-CP thì trong quá trình bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia, trường hợp giảm tỷ lệ hao hụt so với định mức, đơn vị dự trữ quốc gia được thưởng tương ứng với 50% giá trị hàng hao hụt dưới định mức.

- Nguồn kinh phí trích thưởng theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 94/2013/NĐ-CP này được bảo đảm từ dự toán ngân sách cho công tác quản lý dự trữ quốc gia để trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng và bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức.

- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Thủ trưởng cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách xem xét, phê duyệt khoản trích thưởng do thực hiện bảo quản hao hụt dưới định mức quy định của các đơn vị trực thuộc cùng với việc phê duyệt báo cáo quyết toán năm.

- Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện việc lập dự toán, quyết toán nguồn kinh phí trích thưởng từ giảm hao hụt so với định mức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

425 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào