Danh mục dịch vụ công được tổ chức làm thêm giờ đến 300 giờ mỗi năm? Cần thông báo đến cơ quan nào khi tổ chức làm thêm giờ đến 300 giờ mỗi năm?
Người lao động được làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm khi làm những công việc gì?
Tại Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm như sau:
Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Theo quy định trên thì người lao động được phép làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm khi làm những công việc như:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Ngoài ra, trong trường hợp công việc mà người lao động đang làm rơi vào trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì cũng được phép làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Lưu ý: Theo Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi tổ chức cho người lao động làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:
- Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;
- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Danh mục dịch vụ công được tổ chức làm thêm giờ đến 300 giờ mỗi năm? (Hình từ Internet)
Danh mục dịch vụ công được tổ chức làm thêm giờ đến 300 giờ mỗi năm?
Để người lao động tực có thể làm thêm giờ đến 300 giờ mỗi năm theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì những người lao động này phải thực hiện công việc khi cung cấp các dịch vụ công theo Điều 5 Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
(1) Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Phụ lục I (Biểu 01 và Biểu 02) ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
- Biểu 01. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực - tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP.
Chi tiết các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi tiết các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Biểu 02. Một số danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước - tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP.
(2) Danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP..
Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được lấy từ đâu?
Theo Điều 4 Nghị định 32/2019/NĐ-CP thì nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được lấy từ:
(1) Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên trong các lĩnh vực sự nghiệp và các hoạt động kinh tế, trong đó:
- Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của các bộ, cơ quan trung ương từ nguồn ngân sách trung ương;
- Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.
(2) Nguồn phí được để lại chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo pháp luật về phí và lệ phí.
(3) Nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công theo giá dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước định giá.
(4) Nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.