Danh mục đầu tư là gì? Để tối ưu hóa danh mục đầu tư thì nhà quản lý danh mục đầu tư cần làm gì?

Danh mục đầu tư là gì? Để tối ưu hóa danh mục đầu tư và các hợp phần danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần làm gì? Tổ chức cần liên tục xác định và sắp đặt các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng bằng cách nào?

Danh mục đầu tư là gì?

Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11867:2017 (ISO 21504:2015) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản lý danh mục đầu tư giải thích thì Danh mục đầu tư (portfolio) là tập hợp các hợp phần danh mục đầu tư được kết hợp với nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý, đáp ứng, toàn bộ hoặc một phần, các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Danh mục đầu tư là gì? Để tối ưu hóa danh mục đầu tư thì nhà quản lý danh mục đầu tư cần làm gì?

Danh mục đầu tư là gì? (Hình từ Internet)

Để tối ưu hóa danh mục đầu tư thì nhà quản lý danh mục đầu tư cần làm gì?

Việc tối ưu hóa danh mục đầu tư được quy định tại tiểu mục 5.8 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11867:2017 (ISO 21504:2015) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản lý danh mục đầu tư như sau:

5.8 Cân đối và tối ưu hóa danh mục đầu tư
5.8.1 Tổng quan
Làm việc trong phạm vi các vai trò, trách nhiệm và quyền hạn đã được xác định, nhả quản lý danh mục cần cân đối và kiểm soát danh mục đầu tư, bao gồm việc duy trì đường dẫn danh mục đầu tư, tối ưu hóa các nguồn lực, quản lý các rủi ro liên quan đến danh mục đầu tư, sự thay đổi của danh mục đầu tư và tối ưu hóa sự phối hợp giữa các hợp phần danh mục đầu tư nhưng không chỉ giới hạn ở những công việc nêu trên.
5.8.2 Tối ưu hóa các hợp phần danh mục đầu tư
Để tối ưu hóa danh mục đầu tư và các hợp phần danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần:
a) quản lý các lợi ích để nắm bắt được đầy đủ giá trị dự kiến và đã định, như sử dụng quá trình đánh giá đã định và xem xét về việc gắn kết kế hoạch thực hiện lợi ích với kế hoạch chiến lược;
b) hoạch định cách tiếp cận xem xét các yếu tố như tài chính, giá trị của tổ chức, nhu cầu của các bên liên quan và các yêu cầu pháp định và chế định;
c) liên tục phân tích và cải tiến việc thực hiện các lợi ích từ các hợp phần danh mục đầu tư bao gồm cả việc xem xét các tiêu chí thành công.
...

Theo đó, để tối ưu hóa danh mục đầu tư và các hợp phần danh mục đầu tư, nhà quản lý danh mục đầu tư cần:

- Quản lý các lợi ích để nắm bắt được đầy đủ giá trị dự kiến và đã định, như sử dụng quá trình đánh giá đã định và xem xét về việc gắn kết kế hoạch thực hiện lợi ích với kế hoạch chiến lược;

- Hoạch định cách tiếp cận xem xét các yếu tố như tài chính, giá trị của tổ chức, nhu cầu của các bên liên quan và các yêu cầu pháp định và chế định;

- Liên tục phân tích và cải tiến việc thực hiện các lợi ích từ các hợp phần danh mục đầu tư bao gồm cả việc xem xét các tiêu chí thành công.

Tổ chức cần liên tục xác định và sắp đặt các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng bằng cách nào?

Căn cứ tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11867:2017 (ISO 21504:2015) về Quản lý dự án, chương trình và danh mục đầu tư - Hướng dẫn quản lý danh mục đầu tư quy định như sau:

5.2 Xác định danh mục đầu tư
Tổ chức cần xác định mục tiêu của danh mục đầu tư bằng cách sử dụng kết quả thực hiện trong quá khứ, hiện tại và các mục tiêu trong tương lai. Một khi đã được chấp thuận, các mục tiêu này cần được kiểm soát các thay đổi. Các mục tiêu có thể được đặt ra cho các khoảng thời gian khác nhau, từ tức thời cho đến dài hạn, và cần phải tính đến các hạn chế như khả năng chịu đựng rủi ro của tổ chức.
5.3 Xác định các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng
Tổ chức cần liên tục xác định và sắp đặt các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng bằng cách:
a) tiến hành xem xét tổng quan về các hợp phần danh mục đầu tư được lựa chọn và có tiềm năng;
b) sắp xếp các hợp phần danh mục đầu tư được lựa chọn và có tiềm năng với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
5.4 Xác định kế hoạch danh mục đầu tư
Kế hoạch cần được thiết lập cho danh mục đầu tư và sự phát triển của danh mục đầu tư về:
a) các hợp phần danh mục đầu tư hiện tại và tiềm năng và việc sắp đặt các mục tiêu chiến lược;
b) lợi ích được xác định của các hợp phần danh mục đầu tư;
c) những lợi ích và khả năng mới nào cần phải đạt được hoặc sẵn có, theo chi phí và thang thời gian;
d) sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hợp phần danh mục đầu tư.
Lựa chọn cuối cùng về các hợp phần danh mục đầu tư cần phụ thuộc vào các mục tiêu chiến lược đã định của tổ chức cũng như các cân nhắc khác.
...

Theo đó, tổ chức cần liên tục xác định và sắp đặt các hợp phần danh mục đầu tư tiềm năng bằng cách:

+ Tiến hành xem xét tổng quan về các hợp phần danh mục đầu tư được lựa chọn và có tiềm năng;

+ Sắp xếp các hợp phần danh mục đầu tư được lựa chọn và có tiềm năng với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào