Đánh giá tác động của chính sách là gì? Tải Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới nhất?

Tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá gồm những gì? Tải Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất ở đâu? Câu hỏi đến từ anh L.H ở Long Thành.

Đánh giá tác động của chính sách là gì?

Đánh giá tác động của chính sách được giải thích theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.

Đánh giá tác động của chính sách là gì?

Đánh giá tác động của chính sách là gì? (Hình từ Internet)

Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất?

Căn cứ theo Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP, điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Mẫu báo cáo đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

>> Tải Mẫu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại đây.

Tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá gồm những gì?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 3 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định tác động của chính sách được đánh giá như sau:

Đánh giá tác động của chính sách
Tác động của chính sách được đánh giá gồm:
1. Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;
2. Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.
3. Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.
4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;
5. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá gồm:

- Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;

- Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.

- Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

- Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;

- Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nội dung của chính sách khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:

- Xác định các vấn đề cần giải quyết, nguyên nhân của từng vấn đề.

- Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể cần đạt được khi giải quyết các vấn đề.

- Xác định định hướng, giải pháp để giải quyết từng vấn đề.

- Xác định đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, nhóm đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách.

- Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
5,682 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào