Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện với những doanh nghiệp nào? Mục đích của việc đánh giá?
Mục đích của việc đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-BTC như sau:
Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá
...
3. Việc đánh giá được thực hiện bằng phương thức chấm điểm theo các nội dung đánh giá trên cơ sở tổng hợp, thống kê từ các nguồn thông tin sau:
a) Thông tin, số liệu tại Báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
b) Thông tin, số liệu có được trong quá trình quản lý nhà nước về thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá;
c) Thông tin phản ánh từ Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân (nếu có).
4. Nội dung đánh giá theo từng mức độ hoạt động thông qua điểm số chi tiết cho từng chỉ tiêu thành phần (chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
5. Việc đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá. Kết quả đánh giá được Cục Quản lý giá công khai trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 hằng năm. Kết quả đánh giá không phản ánh chất lượng của các Chứng thư thẩm định giá, Báo cáo thẩm định giá cụ thể của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá.
Như vậy, mục đích của việc đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá là để nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-BTC thì nội dung đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm:
- Duy trì điều kiện hoạt động thẩm định giá;
- Chấp hành quy định của pháp luật về thẩm định giá và tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá;
- Tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, tổ chức;
- Tham gia phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế;
- Tham gia phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá của Bộ, ngành, địa phương;
- Tham gia phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định giá.
Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện với những doanh nghiệp nào? Mục đích của việc đánh giá? (Hình từ Internet)
Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện với những doanh nghiệp nào?
Thời điểm tổ chức đánh hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-BTC như sau:
Đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá
...
2. Kỳ đánh giá từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm liền trước năm tổ chức thực hiện đánh giá.
Trong giai đoạn từ ngày 15 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 5 hằng năm, Cục Quản lý giá tổ chức đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá đối với các doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trước kỳ đánh giá;
b) Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá từ 6 tháng trở lên trong kỳ đánh giá;
c) Đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá trong giai đoạn tổ chức thực hiện đánh giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá có trách nhiệm nộp báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này để làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động doanh nghiệp thẩm định giá.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện với các doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trước kỳ đánh giá.
- Hoạt động đủ 6 tháng trở lên trong kỳ đánh giá.
- Đủ điều kiện hoạt động trong giai đoạn tổ chức đánh giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá phải nộp báo cáo định kỳ về tình hình doanh nghiệp và một số chỉ tiêu hoạt động thẩm định giá từ ngày 01/01 đến ngày 31/3 hằng năm để làm cơ sở cho việc đánh giá.
Mức trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá là bao nhiêu?
Mức trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2024/TT-BTC như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá
1. Doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích hằng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng), được trích vào cuối năm tài chính và được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả.
2. Trường hợp dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp có số dư cuối năm tài chính vượt mức 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tính trung bình trong 03 năm gần nhất, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập đối với phần vượt mức và hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
4. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thẩm định giá thì số dư dự phòng rủi ro nghề nghiệp đã trích lập nhưng chưa sử dụng hết được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
Mức trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp hằng năm của doanh nghiệp thẩm định giá là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng).
Lưu ý: Nếu dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá có số dư cuối năm tài chính vượt mức 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tính trung bình trong 03 năm gần nhất thì doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập đối với phần vượt mức và hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.