Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay như thế nào?

Xin hỏi, việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện như thế nào? Đánh giá hồ sơ này như thế nào? Câu hỏi của anh H.K ỏ Gia Lai.

Mở hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay như thế nào?

Mở hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại Điều 27 Thông tư 23/2021/TT-BGTVT như sau:

Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
1. Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mở công khai theo thời gian, địa điểm ghi trong thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.
2. Đại diện bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất tài chính - thương mại.

Theo quy định trên, hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư có tên trong danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mở công khai theo thời gian, địa điểm ghi trong thông báo danh sách các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà đầu tư tham dự thầu.

Đại diện bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất tài chính thương mại.

hồ sơ

Hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại (Hình từ Internet)

Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay như thế nào?

Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 23/2021/TT-BGTVT như sau:

Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại.
...

Như vậy, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay gồm:

- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại;

- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại;

- Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại.

Hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đủ các nội dung gì?

Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư 23/2021/TT-BGTVT như sau:

Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại
...
2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại:
Hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
a) Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
b) Có đơn dự thầu đề xuất về tài chính - thương mại hợp lệ;
c) Giá trị ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu (bao gồm: tổng chi phí thực hiện dự án do nhà đầu tư đề xuất (M1); giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do nhà đầu tư đề xuất (M2) đối với dự án chưa giải phóng mặt bằng; đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3); đề xuất tăng giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu có);
d) Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
3. Nhà đầu tư có hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính - thương mại. Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại và xếp hạng nhà đầu tư thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
4. Sau khi đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét, phê duyệt. Trong báo cáo phải nêu rõ các nội dung sau đây:
a) Danh sách xếp hạng nhà đầu tư;
b) Danh sách nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà đầu tư;
c) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý.

Theo quy định trên, hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại của nhà đầu tư được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

- Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại;

- Có đơn dự thầu đề xuất về tài chính thương mại hợp lệ;

- Giá trị ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic, không đề xuất các giá trị khác nhau đối với cùng một nội dung hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu. Bao gồm:

+ Tổng chi phí thực hiện dự án do nhà đầu tư đề xuất (M1);

+ Giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do nhà đầu tư đề xuất (M2) đối với dự án chưa giải phóng mặt bằng;

+ Đề xuất giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền, ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành (M3);

+ Đề xuất tăng giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu có);

- Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính thương mại đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

477 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào