Đánh giá chất lượng dịch vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Đánh giá chất lượng dịch vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Giám sát về chất lượng dịch vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người được thực hiện như thế nào?
- Để đảm bảo nạn nhân mua bán người được cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Đánh giá chất lượng dịch vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân quy định tại Thông tư này gồm:
1. Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trong việc tiếp nhận, phỏng vấn xác định nạn nhân quy định tại Điều 19 Thông tư này;
2. Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng quy định tại Điều 20 Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Điều 19 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ trong việc tiếp nhận, phỏng vấn xác định nạn nhân
Cơ quan tiếp nhận, giải cứu, hỗ trợ khi tiếp nhận, phỏng vấn xác định nạn nhân phải đảm bảo:
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân.
2. Bố trí không gian an toàn, thân thiện; bố trí cán bộ tiếp nhận phù hợp với giới tính, lứa tuổi; không phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, tình trạng thể chất hoặc giới tính.
3. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cho nạn nhân về địa điểm, nội quy, quy chế nơi tiếp nhận, đảm bảo nạn nhân được cung cấp các thông tin cần thiết khác.
4. Đối với nạn nhân chưa xác định được độ tuổi nhưng có khả năng là trẻ em phải được đối xử như trẻ em. Việc phỏng vấn, xác định nạn nhân phải tuân thủ nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
Như vậy, khi đánh giá chất lượng dịch vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn như trên.
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người (Hình từ Internet)
Giám sát về chất lượng dịch vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm bảo đảm, giám sát về chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm bảo đảm chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, tổ chức đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư này; kịp thời tiếp nhận xử lý đối với phản ánh, kiến nghị về chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; hỗ trợ, cộng tác với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và cơ quan quản lý nhà nước về hỗ trợ nạn nhân trong đánh giá và quản lý chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân.
4. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội ngoài việc đảm bảo chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư này còn phải đảm bảo quy định về tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, việc giám sát về chất lượng dịch vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người được thực hiện như trên.
Để đảm bảo nạn nhân mua bán người được cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng
1. Các tiêu chuẩn đảm bảo nạn nhân được cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ hỗ trợ:
a) Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ được tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với tổ chức, cá nhân để yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ.
b) Quyền lựa chọn dịch vụ hỗ trợ của nạn nhân được bảo đảm.
c) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải chủ động gặp gỡ, làm việc với nạn nhân hoặc người thân thích của họ để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến dịch vụ hỗ trợ khi cần thiết;
d) Nạn nhân được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dịch vụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện, trừ các thông tin, tài liệu không được phép công bố.
2. Tiêu chuẩn chất lượng đối với dịch vụ tư vấn tâm lý:
a) Việc hỗ trợ tâm lý cần thực hiện ngay khi nạn nhân được tiếp nhận và phải do cán bộ có chuyên môn, đã được đào tạo, tập huấn về tư vấn tâm lý đảm nhiệm;
b) Cán bộ tư vấn cần phải thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực với nạn nhân; đảm bảo trạng thái tinh thần ổn định, thoải mái, tập trung cao khi tư vấn tâm lý cho nạn nhân; xây dựng lòng tin với nạn nhân; khi cần thiết phải tiến hành ngay lập tức biện pháp can thiệp khủng hoảng đối với nạn nhân.
3. Tiêu chuẩn chất lượng đối với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân:
a) Kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá khả năng, nguyện vọng, điểm mạnh của nạn nhân và những nguồn lực có thể tiếp cận để thực hiện hỗ trợ;
b) Hoạt động, dịch vụ hỗ trợ phải tập trung vào các nhu cầu của nạn nhân và phải được thường xuyên cập nhật, kiểm tra và xem xét lại, để có sự phù hợp với thực tiễn thay đổi;
c) Nạn nhân được tham gia một cách tích cực vào việc lập kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho bản thân;
d) Kế hoạch hỗ trợ cần cụ thể về mục đích, nội dung hỗ trợ, nguồn lực hỗ trợ, quy trình giải quyết, tổ chức, cá nhân thực hiện, tiến độ thực hiện.
Theo đó, để đảm bảo nạn nhân được cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ phục hồi và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ được tạo điều kiện thuận lợi khi tiếp cận với tổ chức, cá nhân để yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ.
- Quyền lựa chọn dịch vụ hỗ trợ của nạn nhân được bảo đảm.
- Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phải chủ động gặp gỡ, làm việc với nạn nhân hoặc người thân thích của họ để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến dịch vụ hỗ trợ khi cần thiết;
- Nạn nhân được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến dịch vụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện, trừ các thông tin, tài liệu không được phép công bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.