Đảng viên gây thất thoát tài sản Nhà nước có bị khai trừ khỏi Đảng không? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là gì?

Tội gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào? Đảng viên gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước có bị khai trừ khỏi Đảng không? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là gì?

Tội gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được quy định như sau:

- Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

+ Vì vụ lợi;

+ Có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

- Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người phạm tội về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.

Bên cạnh đó, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đảng viên gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước có bị khai trừ khỏi Đảng không? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là gì?

Đảng viên gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước có bị khai trừ khỏi Đảng không? Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là gì? (Hình từ Internet)

Đảng viên gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước có bị khai trừ khỏi Đảng không?

Căn cứ vào khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng viên như sau:

Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
9. Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.

Theo quy định trên thì đảng viên bị khai trừ ra khỏi đảng khi thuộc những trường hợp sau:

- Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Đảng viên bị truy nã.

- Đảng viên bị tòa án tuyên từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên.

Ngoài ra, nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.

Như vậy, nếu Đảng viên vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015 có thể bị xử lý kỷ luật Đảng với hình thức là khai trừ khỏi Đảng.

Bên cạnh đó, nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng.

Trường hợp, nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.

Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước?

Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công theo Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:

- Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và pháp luật có liên quan.

- Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hoả hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật.

- Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.

- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.

- Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

51 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào