Đảng viên đã có vợ, có chồng mà chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác thì có bị xử lý kỷ luật đảng không?
Đảng viên đã có vợ, có chồng mà chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác thì có bị xử lý kỷ luật đảng không?
Hiện nay người đã có vợ, có chồng mà có quan hệ tình dục với người khác không có quy định pháp luật nào có thể xử lý kể cả hành chính và hình sự.
Trong quy định của pháp luật hình sự và xử lý vi phạm về hôn nhân gia đình thì chỉ xử lý hành vi chung sống như vợ chồng với người khác. Mà hành vi quan hệ tình dục với người khác chưa đủ để xem là chung sống như vợ chồng.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2012 có quy định như sau:
"Điều 17. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn vói ngưòi nước ngoài trái quy định.
Đảng viên không được:
[...] 8- Chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác.9- Thực hiện sai Quy định số 127-QD/TW, ngày 03-11-2004 của Ban Bí thư (khóa IX) "về việc đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài và kết nạp những người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng".
Trong trường hợp này có thể trình báo lên Chủ tịch UBND xã để ra quyết định xử lý vi phạm đối với công chức và báo lên Bí thư chi bộ để xử lý kỷ luật Đảng.
Tuy nhiên những cách này đều dẫn đến hệ quả xấu cho cả người vợ và người chồng.
Xét về phương diện xã hội thì nếu như không thể chung sống với nhau được thì thực hiện khởi kiện yêu cầu xin ly hôn. Văn bản mà người vợ đã ghi sẽ là bằng chứng để Tòa án xử lý nhanh vụ án ly hôn này.
Đảng viên đã có vợ, chồng chung sống như vợ chồng với người khác (Hình từ Internet)
Đảng viên vi phạm về tư cách có được xin ra khỏi Đảng không?
Căn cứ theo tiểu mục 11.2 Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"11. Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng
[...] 11.2. Đảng viên xin ra khỏi Đảng
a) Đối tượng và thủ tục
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó."
Như vậy đảng viên vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
Tải về mẫu đơn xin ra khỏi Đảng mới nhất 2023: Tại Đây
Xử lý kỷ luật Đảng viên có những hình thức gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
"Điều 35.
1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.
2. Hình thức kỷ luật :
- Đối với tổ chức đảng : khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
- Đối với đảng viên chính thức : khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
- Đối với đảng viên dự bị : khiển trách, cảnh cáo."
Như vậy đối với đảng viên chính thức thì có hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; con đối với đảng viên dự bị thì có hình thưc khiển trách, cảnh cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.