Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người đang sinh sống tại nước ngoài có được không? Hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?

Anh có 1 người thân ở nước ngoài là chị em ruột cùng mẹ khác cha, anh muốn làm cho chị đó 1 cái thường trú ở Việt Nam, chị sinh năm 1949, lâu nay ở Pháp, có Quốc tịch Pháp luôn, chị rời Việt Nam và định cư ở Pháp năm 1976. Anh đang cố gắng tìm cách nào bảo lãnh cho chị về Việt Nam thường trú được, để tiện lui tới thường xuyên, quốc tịch Việt nam có rất lâu rồi, hiện giờ không có giấy tờ nào thể hiện chị là người Việt Nam cả, trong giấy khai sinh tiếng Pháp có ghi rõ sinh tại Huế, có tên ba là người Pháp, mẹ là người Việt. Cho anh hỏi đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người đang sinh sống tại nước ngoài có được không? Hồ sơ, thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?

Điều kiện đăng ký thường trú tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Điều kiện đăng ký thường trú được quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020, cụ thể:

"Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú
1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
b) Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này."

Như vậy, điều kiện để đăng ký thường trú tại Việt Nam được quy định như trên.

Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người đang sinh sống tại nước ngoài có được không?

Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người đang sinh sống tại nước ngoài có được không? (Hình từ Internet)

Đăng ký thường trú tại Việt Nam đối với người đang sinh sống ở nước ngoài có được không?

Chị của anh sinh năm 1949 nên nay đã 73 tuổi, là người cao tuổi nên sẽ áp dụng được điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 như trên.

Để đăng ký thường trú thì chị anh vẫn phải về Việt Nam để lập các hồ sơ, hoặc ủy quyền cho người khác lập hồ sơ chứ không thể ở Pháp mà đăng ký thường trú tại Việt Nam được do có thể sẽ bị kiểm tra thông tin cư trú.

Về vấn đề của anh, trước tiên cần xác định chị của anh có còn quốc tịch Việt Nam hay không?

Nếu có quốc tịch Việt Nam mà mất hết giấy tờ thì có thể liên hệ cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Pháp để làm lại hồ sơ, giấy tờ, từ đó nhập cảnh về Việt Nam như công dân thông thường. Lúc này thủ tục nhập hộ tịch (đăng ký thường trú) thực hiện theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 như trên.

Còn trường hợp chị anh không còn quốc tịch Việt Nam thì không thể đăng ký thường trú tại Việt Nam như công dân Việt Nam thông thường.

Việc xem xét thường trú cho công dân nước ngoài chỉ áp dụng khi thuộc các trường hợp tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:

"Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước."

Nếu không thuộc các trường hợp trên thì chị anh khi nhập cảnh được chỉ xem xét cấp thẻ tạm trú.

Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định ra sao?

Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định tại Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau:

"Điều 21. Hồ sơ đăng ký thường trú
...
2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này."

Như vậy, hồ sơ đăng ký thường trú được quy định như trên.

Tải Tờ khai thay đổi thông tin cư trú CT01 mới nhất hiện nay

tại đây

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
7,866 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào