Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có những nội dung gì? Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực từ khi nào?

Tôi muốn hỏi thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển có phải nội dung của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam không? Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có những nội dung gì? Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực từ khi nào? (Anh T.M ở Quảng Bình)

Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển có phải nội dung của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam không?

Căn cứ Điều 24 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam như sau:

Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
b) Cảng đăng ký;
c) Số đăng ký;
d) Thời điểm đăng ký;
đ) Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
h) Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
i) Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Như vậy, thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển là một trong những nội dung cơ bản trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có những nội dung gì? Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực từ khi nào?

Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có những nội dung gì? Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực từ khi nào? (Hình từ internet)

Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có những nội dung gì? Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực từ khi nào?

Căn cứ Điều 39 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;
b) Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;
c) Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.
2. Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
3. Thông tin về việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam được cấp cho người có yêu cầu.
4. Người đăng ký thế chấp tàu biển và người khai thác thông tin về thế chấp tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam.

Theo quy định trên, đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:

- Tên, nơi đặt trụ sở của người nhận thế chấp và chủ tàu;

- Tên và quốc tịch của tàu biển được thế chấp;

- Số tiền được bảo đảm bằng thế chấp, lãi suất và thời hạn phải trả nợ.

Việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

Việc thế chấp tàu biển có hai chủ sở hữu trở lên thì có bắt buộc sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu không?

Căn cứ Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam như sau:

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
...
5. Việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
...

Theo quy định trên, việc thế chấp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai chủ sở hữu trở lên thì phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Có được chuyển quyền sở hữu tàu biển đang thế chấp không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp.

Chủ tàu có quyền thế chấp tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của mình cho bên nhận thế chấp theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng thế chấp tàu biển Việt Nam phải được giao kết bằng văn bản. Việc thế chấp tàu biển Việt Nam được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.

Đối với việc chuyển quyền sở hữu tàu biển đang thế chấp thì tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy định như sau:

Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.
...

Như vậy, tàu biển đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, nếu không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp tàu biển.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

391 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào