Đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp?
Về cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được quy định tại Điều 4 Thông tư 185/2015/TT-BTC, cụ thể:
- Các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách, các chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) có dự án đầu tư phải thực hiện kê khai, đăng ký với Cơ quan Tài chính để được cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (mã số ĐVQHNS).
- Các đơn vị thuộc cấp ngân sách Trung ương nộp hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS về Bộ Tài chính (Cục Tin học và Thống kê tài chính). Các đơn vị thuộc ngân sách địa phương (ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) nộp hồ sơ đăng ký mã số ĐVQHNS về Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở chính.
Lưu ý: Mỗi đơn vị có quan hệ với ngân sách chỉ được cấp một mã số duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động. Mã số ĐVQHNS đã được cấp sẽ không được sử dụng lại để cấp cho đơn vị có quan hệ với ngân sách khác.
- Mã số ĐVQHNS đã cấp cho đơn vị khi chuyển đổi loại hình đơn vị (trừ các đơn vị được chuyển đổi loại hình đơn vị từ loại hình các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách thành các đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và ngược lại), dự án đầu tư chuyển đổi chủ đầu tư sẽ được giữ nguyên.
- Đơn vị, tổ chức, dự án đầu tư khi chấm dứt hoạt động thì mã số ĐVQHNS hết hiệu lực và không được sử dụng lại.
Đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách như thế nào? (Hình từ Internet)
Các đơn vị có quan hệ với ngân sách sử dụng mã số được cấp thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Thông tư 185/2015/TT-BTC có quy định về việc sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách như sau:
- Các đơn vị có quan hệ với ngân sách sử dụng mã số ĐVQHNS đã được cấp cho các hoạt động giao dịch về ngân sách từ khâu lập dự toán, tổng hợp và phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Các đơn vị có quan hệ với ngân sách phải ghi mã số ĐVQHNS trên giấy tờ giao dịch, sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, báo cáo liên quan tới việc sử dụng ngân sách Nhà nước;
- Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm sử dụng mã số ĐVQHNS để quản lý việc lập dự toán chi tiêu ngân sách Nhà nước, tổng hợp và phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước:
+ Các chứng từ giao dịch liên quan tới việc sử dụng ngân sách Nhà nước phải được bổ sung phần mã số ĐVQHNS;
+ Cơ quan Tài chính, Kho bạc các cấp chịu trách nhiệm cập nhật mã số ĐVQHNS vào hệ thống kiểm soát, thanh toán và chi trả ngân sách Nhà nước. Thống nhất việc trao đổi, sử dụng thông tin về ngân sách Nhà nước trong toàn ngành Tài chính;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan Trung ương) và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là địa phương) có trách nhiệm cập nhật mã số ĐVQHNS và thông tin về các đơn vị có quan hệ với ngân sách thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin dữ liệu liên quan của Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.
Từng bước thực hiện thống nhất việc trao đổi, tích hợp thông tin về ngân sách Nhà nước giữa các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong cả nước.
Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được thể hiện thế nào?
Về cách thể hiện của mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách quy định tại Điều 5 Thông tư 185/2015/TT-BTC như sau:
Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách
1. Mã số ĐVQHNS là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng đơn vị có quan hệ với ngân sách. Mã số ĐVQHNS được sử dụng để nhận diện từng đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, đơn vị khác có quan hệ với ngân sách và các dự án đầu tư, kèm theo các chỉ tiêu quản lý của đơn vị, dự án đầu tư và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ công tác quản lý ngân sách Nhà nước.
2. Cấu trúc của mã số ĐVQHNS gồm 2 phần, phần định danh và chỉ tiêu quản lý. Phần định danh là các thông tin mang tính duy nhất, chỉ tiêu quản lý là các thông tin liên quan đến đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị khác có quan hệ với ngân sách, dự án đầu tư. Mối quan hệ giữa phần định danh và chỉ tiêu quản lý là từ một định danh duy nhất luôn tìm được đầy đủ các chỉ tiêu quản lý.
3. Phần định danh của mã số ĐVQHNS gồm 7 ký tự được bố trí như sau:
N X1X2X3X4X5X6
Trong đó:
- N là ký tự phân biệt mã số, quy định:
+ N = 1, 2 dùng để cấp cho đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước;
+ N = 3 dùng để cấp cho đơn vị khác có quan hệ với ngân sách;
+ N = 7, 8 dùng để cấp cho các dự án đầu tư;
- X1X2X3X4X5X6 là số thứ tự của các đơn vị có quan hệ với ngân sách.
4. Chỉ tiêu quản lý
a) Chỉ tiêu quản lý đối với đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị khác có quan hệ với ngân sách gồm: tên đơn vị, loại hình đơn vị, chương ngân sách, cấp dự toán, đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp, văn bản thành lập đơn vị, địa chỉ đơn vị, thông tin về người đại diện đơn vị đăng ký mã số ĐVQHNS;
b) Chỉ tiêu quản lý đối với dự án đầu tư gồm: tên dự án đầu tư, nhóm dự án đầu tư, hình thức dự án, hình thức quản lý dự án, dự án cấp trên (nếu có), chủ đầu tư, ban quản lý dự án (nếu có), cơ quan chủ quản cấp trên, quyết định đầu tư hoặc văn bản thông báo phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (đối với dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư), tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, địa điểm thực hiện dự án, ngành kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.