Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa được phân thành bao nhiêu hạng? Đăng kiểm viên thực hiện những nhiệm vụ gì?

Xin cho hỏi: Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa được phân thành bao nhiêu hạng? Đăng kiểm viên thực hiện những nhiệm vụ gì? Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa có các quyền hạn gì? - câu hỏi của anh Thành (Hà Nội)

Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa được phân thành bao nhiêu hạng?

Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa

Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa (Hình từ Internet)

Theo Điều 2 Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 268/2000/QĐ-BGTVT quy định Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa là viên chức chuyên môn kỹ thuật Nhà nước, thực hiện các hoạt động đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm; đã tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật trợ lên thuộc các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu thuỷ và cơ khí tàu thuyền; được đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm, có phẩm chất tốt, trung thực, khách quan, mẫn cán và được bổ nhiệm theo các quy định của bản tiêu chuẩn này.

Theo Điều 3 Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 268/2000/QĐ-BGTVT quy định như sau:

Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa được phân thành 03 hạng sau:

- Đăng kiểm viên hạng I;

- Đăng kiểm viên hạng II;

- Đăng kiểm viên hạng III.

Căn cứ vào hạng Đăng kiểm viên phương tiện thuỷ nội địa và các nhiệm vụ được phép thực hiện đã ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, Đăng kiểm viên có thể được thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực được giao.

Tải về mẫu giấy chứng nhận đăng kiểm viên mới nhất 2023: Tại Đây

Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa thực hiện những nhiệm vụ gì?

Theo Điều 4 Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 268/2000/QĐ-BGTVT quy định như sau:

Đăng kiểm viên có các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
1. Kiểm tra kỹ thuật hiện trường và thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng cần được kiểm tra theo đúng quy định của quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên;
2. Xét duyệt thiết kế có liên quan đến đóng mới, sửa chữa hoán cải, trang bị lại phương tiện, chế tạo vật liệu hoặc sản phẩm được sử dụng trên phương tiện phù hợp với nhiệm vụ được ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên;
3. Tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.

Căn cứ quy định trên thì Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

- Kiểm tra kỹ thuật hiện trường và thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho các đối tượng cần được kiểm tra theo đúng quy định của quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kuểm viên;

- Xét duyệt thiết kế có liên quan đến đóng mới, sửa chữa hoán cải, trang bị lại phương tiện, chế tạo vật liệu hoặc sản phẩm được sử dụng trên phương tiện phù hợp với nhiệm vụ được ghi trong Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên;

- Tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.

Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa có các quyền hạn gì?

Theo Điều 5 Tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định 268/2000/QĐ-BGTVT quy định như sau:

Đăng kiểm viên có các quyền hạn cơ bản sau:
1. Yêu cầu chủ phương tiện hoặc xưởng đóng, sửa chữa phương tiện cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
2. Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của phương tiện, sản phẩm;
3. Được ký và sử dụng dầu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện, sản phẩm theo quy định nghiệp vụ hiện hành.

Căn cứ trên quy định Đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa có các quyền hạn cơ bản sau:

- Yêu cầu chủ phương tiện thủy nội địa hoặc xưởng đóng, sửa chữa phương tiện cung cấp hồ sơ kỹ thuật và tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để thực hiện công tác kiểm tra kỹ thuật, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

- Bảo lưu và báo cáo lên cấp trên ý kiến khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của phương tiện thủy nội địa, sản phẩm;

- Được ký và sử dụng dầu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện thủy nội địa, sản phẩm theo quy định nghiệp vụ hiện hành.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,431 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào