Đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên không?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền xử phạt đăng kiểm viên bậc cao làm sai lệch kết quả kiểm định không?
Đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt hành chính đối với đăng kiểm viên của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 22 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ của Trung tâm đăng kiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm sai lệch kết quả kiểm định;
b) Không tuân thủ đúng quy định tại các quy trình, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan trong kiểm định.
c) Thực hiện không đúng nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, đối với trường hợp đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định có thể bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên không?
Hình thức xử phạt bổ sung đối với đăng kiểm viên của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thực hiện hành vi làm sai lệch kết quả kiểm định được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới
...
4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm a, điểm b khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới” từ 01 tháng đến 03 tháng.
Theo đó, đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đăng kiểm viên từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền xử phạt đăng kiểm viên bậc cao làm sai lệch kết quả kiểm định không?
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Thanh tra giao thông vận tải được quy định tại điểm q khoản 5 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
5. Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
q) Điều 37, Điều 38;
...
Bên cạnh đó, thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quy định tại khoản 2 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường sắt Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền xử phạt đăng kiểm viên bậc cao của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới làm sai lệch kết quả kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.