Đang đi nghĩa vụ quân sự mà trốn ra ngoài đi chơi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Đang đi nghĩa vụ quân sự mà trốn ra ngoài đi chơi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Đang đi nghĩa vụ quân sự mà trốn ra ngoài đi chơi thì bị xử lý kỉ luật như thế nào? - Câu hỏi của anh Hiếu (TPHCM)

Đang đi nghĩa vụ quân sự mà trốn ra ngoài đi chơi bị xử lý kỉ luật như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân đang đi nghĩa vụ quân sự hay đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân sẽ được xác định là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 16/2020/TT-BQP như sau

Vắng mặt trái phép
1. Vắng mặt ở đơn vị dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; dưới 24 (hai bốn) giờ từ 02 lần trở lên hoặc từ 24 (hai bốn) giờ trở lên đến 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ mà không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Theo đó, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ vắng mặt mà không được phép của người chỉ huy dù là đi chơi hay công việc cá nhân thì sẽ bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo khi:

- Vắng mặt dưới 24 giờ từ 02 lần trở lên;

- Vắng mặt từ 24 giờ trở lên đến 07 ngày.

Tuy nhiên, nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì có thể bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm:

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia;

- Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Bên cạnh đó, nếu có hành vi vắng mặt từ 07 ngày trở lên thì theo quy định tại Điều 20 Thông tư 16/2020/TT-BQP như sau

Đào ngũ
1. Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
a) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
b) Khi đang làm nhiệm vụ;
c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
d) Lôi kéo người khác tham gia.

Theo đó, đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tự ý rời khỏi đơn vị quá 07 ngày mà là lần đầu và chưa gây hậu quả sẽ bị xem là hành vi đào ngũ và có thể bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.

Tuy nhiên, sẽ bị kỷ luật giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

- Khi đang làm nhiệm vụ;

- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

- Lôi kéo người khác tham gia.

Nghĩa vụ quân sự

Đang đi nghĩa vụ quân sự mà trốn ra ngoài đi chơi (Hình từ Internet)

Đang đi nghĩa vụ quân sự mà trốn ra ngoài đi chơi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đó, người đang đi nghĩa vụ có hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội hay tự ý rời khỏi đơn vị mà không được phép của người có thẩm quyền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đào ngũ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến;

- Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

- Gây hậu quả nghiêm trọng.

Khung hình phạt cơ bản của Tội đào ngũ:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra người đang đi nghĩa vụ còn có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu trong trường hợp

- Lôi kéo người khác phạm tội;

- Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Đặc biệt, người đi nghĩa vụ quân sự còn có thể bị phạt từ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu:

- Trong chiến đấu;

- Trong khu vực có chiến sự;

- Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

- Trong tình trạng khẩn cấp;

- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đào ngũ cao nhất là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...

Và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp người phạm tội đào ngũ theo khung hình phạt nào mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ khác nhau tùy vào trường hợp cụ thể.

Trong trường hợp bị truy cứu trách nhiệm về tội đào ngũ theo khoản 3 Điều 402 Bộ luật Hình sự 2015 thì thời hiệu truy cứu có thể lên tới 15 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,761 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào