Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người bị áp dụng cần đáp ứng điều kiện gì để được quản lý tại gia đình?

Cho tôi hỏi cháu tôi đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì giờ muốn chuyển sang được quản lý tại gia đình cần đáp ứng các điều kiện gì? Việc đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thực hiện thế nào? - Câu hỏi của chị Hồng Thanh (Hưng Yên).

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì người bị áp dụng cần đáp ứng điều kiện gì để được quản lý tại gia đình?

áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấnÁp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Hình từ Internet)

Đầu tiên thì muốn được chuyển sang áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thì phải thuộc các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP gồm:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép.

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Đồng thời phải đáp ứng được đủ các điều kiện sau:

- Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

- Gia đình có nguồn thu nhập ổn định; có chỗ ở để người chưa thành niên sống cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ; có điều kiện phối hợp với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên;

- Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý người chưa thành niên tại gia đình; có thời gian để giáo dục, quản lý, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để người chưa thành niên tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;

- Có bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Thời điểm được xem xét áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là khi nào?

Để được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình cần lưu ý về thời điểm biện pháp quản lý tại gia đình được xem xét áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 120/2021/NĐ-CP, cụ thể tại các giai đoạn sau:

- Xem xét đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Xử lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ nơi khác chuyển đến;

- Sau khi kết thúc cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Việc đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình thực hiện thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 24 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình như sau:

* Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phải lập bản cam kết gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Bảo đảm các điều kiện quy định tại các điểm b và điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2021/NĐ-CP;

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức, cá nhân được phân công giám sát để giáo dục, quản lý người chưa thành niên;

- Báo cáo theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình quản lý người chưa thành niên;

- Thực hiện tốt việc giáo dục, quản lý để người chưa thành niên không vi phạm pháp luật.

* Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình gồm có:

- Văn bản đề nghị của người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị, trong đó nêu rõ thông tin về nhân thân của người chưa thành niên; đề xuất áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; lý do đề nghị áp dụng; dự kiến thời hạn áp dụng và tên tổ chức, cá nhân phối hợp cùng gia đình trong việc giám sát người chưa thành niên;

- Hồ sơ của người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 19 Nghị định 120/2021/ND-CP.

- Văn bản cam kết của cha, mẹ hoặc người giám hộ;

- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

912 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào