Dân tộc thiểu số có chữ viết riêng của dân tộc mình có bắt buộc phải duy trì và phát triển chữ viết đó hay không?
Dân tộc thiểu số có chữ viết riêng của dân tộc mình có bắt buộc phải duy trì và phát triển chữ viết đó hay không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 05/2011/NĐ-CP, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa trong công tác dân tộc được quy định như sau:
- Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật.
- Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
- Đồng bào dân tộc thiểu số được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, định kỳ tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao dân tộc theo từng khu vực hoặc từng dân tộc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cụ thể, Điều 4 Thông tư 12/2014/TT-BVHTTDL có quy định về việc hỗ trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số như sau:
- Hỗ trợ việc nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Tổ chức các hình thức giao lưu văn hóa, văn nghệ các dân tộc; khuyến khích và tạo điều kiện cho nghệ nhân các dân tộc thể hiện những tiết mục bằng tiếng dân tộc mình; tổ chức thi hát dân ca, kể chuyện, đặt lời mới cho làn điệu dân ca, hát những bài hát mới có lời bằng tiếng dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên tổ chức xuất bản sách, báo của ngành bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; hỗ trợ cấp sách, báo, tạp chí cho thư viện công cộng vùng dân tộc thiểu số.
- Tổ chức sáng tác văn học nghệ thuật bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, dịch các tác phẩm có nội dung phù hợp từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số; ưu tiên đầu tư kinh phí cho các sáng tác mới và tổ chức phổ biến bằng tiếng dân tộc thiểu số; khuyến khích việc sáng tác các tác phẩm bằng tiếng mẹ đẻ trong giới văn nghệ sỹ người dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên sản xuất phim có thuyết minh hoặc lồng tiếng dân tộc thiểu số, băng hình có lời thuyết minh giới thiệu bằng tiếng dân tộc, băng, đĩa ca nhạc bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Dựa vào những quy định trên, có thể thấy Nhà nước ta vẫn đang ưu tiên trong việc hỗ trợ các dân tộc thiểu số giữ gìn và phát triển chữ viết của dân tộc mình.
Dân tộc thiểu số có chữ viết riêng của dân tộc mình có bắt buộc phải duy trì và phát triển chữ viết đó hay không?
Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?
Tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 12/2014/TT-BVHTTDL có quy định về chính sách bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng như việc hỗ trợ xây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ, tổ chức hoạt động nghệ thuật như sau:
(1) Bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số
- Kiểm kê, chọn lọc và hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu, trò diễn dân gian phù hợp với thuần phong mỹ tục và tình hình thực tế ở địa phương
- Tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội truyền thống.
- Khuyến khích việc phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số có giá trị tiêu biểu.
(2) Hỗ trợ xây dựng, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ
- Định kỳ tổ chức các liên hoan, ngày hội, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số theo từng khu vực hoặc từng dân tộc.
- Ưu tiên hỗ trợ xây dựng các đội nghệ thuật quần chúng, các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian và hoạt động văn hóa tại các thiết chế văn hóa ở địa phương.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyên truyền văn hóa, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội viên tham gia; luân phiên tổ chức liên hoan đội tuyên truyền văn hóa theo khu vực; tăng cường hoạt động, nhân rộng mô hình “Điểm sáng văn hóa biên giới”.
(3) Tổ chức hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số
- Hỗ trợ đưa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc (do các đơn vị nghệ thuật của Trung ương, đơn vị nghệ thuật cấp tỉnh thực hiện) phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên địa bàn sát biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ kinh phí theo phân cấp quản lý hoặc có cơ chế khuyến khích các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, đội tuyên truyền lưu động tổ chức các hoạt động phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.
Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc thiểu số được bảo tồn như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 12/2014/TT-BVHTTDL có quy định về việc hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam như sau:
- Ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án, đề tài nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao năng lực của chủ thể văn hóa; có hình thức khen thưởng, động viên, hỗ trợ nghệ nhân, người tham gia hoạt động truyền dạy văn hóa nghệ thuật truyền thống; sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, truyền dạy những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số, sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Sưu tầm, xuất bản, giới thiệu văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.
- Sản xuất các tác phẩm điện ảnh phản ánh cuộc sống xã hội miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Sưu tầm, phục dựng và phát huy các nghề và làng nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống đặc sắc các dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng hoặc công nhận các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Xây dựng các đề án, chương trình kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền các di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số.
Như vậy, có thể thấy Nhà nước ta đã và đang đề ra rất nhiều các quy định nhằm hỗ trợ các dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng trong công cuộc bảo tồn và phát triển văn hóa của dân tộc mình. Một trong những yếu tố quan trọng của dân tộc thiểu số là chữ viết của chính dân tộc đó cũng được pháp luật hiện hành quy định việc hỗ trợ giữ gìn và phát triển cụ thể như trên. Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống cũng như cá giá trị văn hóa, văn nghệ vật thể và phi vật thể cũng được chú trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.