Dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình từ trần chưa hưởng chế độ bảo hiểm y tế có được hưởng chế độ mai táng phí không?
- Trợ cấp mai táng của dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hưởng theo chế độ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
- Dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình mà khi từ trần chưa hưởng chế độ bảo hiểm y tế có được hưởng chế độ mai táng phí không?
- Kinh phí thực hiện các chế độ cho dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình được trích từ những nguồn nào?
Trợ cấp mai táng của dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hưởng theo chế độ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
Đồng thời căn cứ Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp mai táng như sau:
Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
b) Người đang hưởng lương hưu.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.
Chiếu theo quy định này dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hưởng theo chế độ bảo hiểm y tế thuộc một trong hai trường hợp sau sẽ nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà quân nhân chuyên nghiệp chết:
+ Dân quân tự vệ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;
+ Dân quân tự vệ đang hưởng lương hưu.
Chế độ mai táng phí (hình từ Internet)
Dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình mà khi từ trần chưa hưởng chế độ bảo hiểm y tế có được hưởng chế độ mai táng phí không?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC quy định về việc hưởng trợ cấp mai táng phí như sau:
Chế độ bảo hiểm y tế, mai táng phí
Đối tượng hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
Đồng thời theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
2. Đối tượng áp dụng
d) Dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý (bao gồm cả thôn, ấp thuộc các xã biên giới) trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hàng tháng.
Như vậy, dân quân tự vệ là đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng phí với điều kiện chưa được hưởng trợ cấp mai táng phí của bảo hiểm y tế.
Kinh phí thực hiện các chế độ cho dân quân tự vệ trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã về gia đình được trích từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần cho các đối tượng hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này do ngân sách Trung ương bảo đảm. Kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng Bộ Tài chính cấp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương chi trả; kinh phí chi trả chế độ trợ cấp một lần Bộ Tài chính cấp theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển các đơn vị, địa phương thực hiện chi trả.
2. Kinh phí chi mua bảo hiểm y tế và thực hiện chế độ mai táng phí hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này do ngân sách địa phương đảm bảo.
3. Kinh phí đảm bảo cho công tác xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp một lần hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này bằng 4% tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng do ngân sách Trung ương đảm bảo; kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng thực hiện theo quy định đối với trợ cấp ưu đãi người có công.
Nội dung chi kinh phí đảm bảo cho công tác chi trả gồm: Tuyên truyền, phổ biến chính sách; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; xét duyệt, thẩm định hồ sơ; sơ, tổng kết; in ấn, tài liệu, mẫu biểu; văn phòng phẩm; sửa chữa nhỏ trang bị phục vụ công tác quản lý, xét duyệt; chi trả … Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo quy định trên, chi phí chi trả cho từng chế độ sẽ được trích từ các nguồn khác nhau, cụ thể như sau:
Kinh phí chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp một lần và chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC;
Kinh phí chi mua bảo hiểm y tế và thực hiện chế độ mai táng phí hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC sẽ do ngân sách địa phương đảm bảo;
Kinh phí đảm bảo cho công tác xét duyệt, chi trả chế độ trợ cấp một lần hướng dẫn tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC này bằng 4% tổng kinh phí chi trả cho các đối tượng do ngân sách Trung ương đảm bảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.