Dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương được hiểu như thế nào?
- Dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương được hiểu như thế nào?
- Văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng có thể sử dụng thay cho Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu để làm gì?
- Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương gồm những gì?
Dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Theo đó, dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương được hiểu là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Dán nhãn năng lượng (Hình từ Internet)
Văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng có thể sử dụng thay cho Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu để làm gì?
Theo Mục 1 Công văn 5010/TCHQ-GSQL năm 2017 hướng dẫn như sau:
Văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng có thể sử dụng thay cho Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Do vậy, đối với hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp) cho cơ quan hải quan để xem xét giải quyết thủ tục thông quan. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với Bộ Công Thương.
Do đó, văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng có thể sử dụng thay cho Phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu để thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.
Đối với hàng hóa thuộc danh mục kiểm tra hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp văn bản xác nhận đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp) cho cơ quan hải quan để xem xét giải quyết thủ tục thông quan.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng trực tiếp với Bộ Công Thương.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định như sau:
Đăng ký dán nhãn năng lượng
1. Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
c) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
d) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
3. Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Như vậy, hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương gồm:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư này Tải về.
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm một số biểu mẫu liên quan đến dãn nhãn năng lượng như sau:
Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng:
Biểu mẫu báo cáo tình hình phương tiện, thiết bị đã thử nghiệm:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.