Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng khi nào?
- Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng khi nào?
- Khi phát sinh hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, chủ hàng không cần phải thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng trong trường hợp nào?
- Khi tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng khi nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC về đại lý làm thủ tục hải quan:
Đại lý làm thủ tục hải quan
1. Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan, trong phạm vi được ủy quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là chủ hàng) thay mặt chủ hàng thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Hải quan.
2. Đại lý làm thủ tục hải quan (người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng. Người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan trên cơ sở hợp đồng đại lý đã ký với chủ hàng. Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan để xác định trách nhiệm của các bên khi có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ủy quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Hải quan.
3. Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi chủ hàng thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng sau khi chủ hàng thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này.
Đại lý làm thủ tục hải quan chỉ được khai và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng khi nào? (Hình từ Internet)
Khi phát sinh hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, chủ hàng không cần phải thông báo cho cơ quan hải quan danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư 12/2015/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC thì:
Khi phát sinh hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, chủ hàng thông báo danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trừ các trường hợp sau:
(1) Khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh theo quy định pháp luật về bưu chính và hải quan;
(2) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân không có mã số thuế;
(3) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
+ Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán;
+ Hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.
Khi tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Đối chiếu với quy định tại Điều 16 Luật Hải quan 2014 thì khi tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thì cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.