Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ gồm những đại hội nào? Đại hội thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tiến hành thực hiện ra sao?
Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ gồm những đại hội nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:
Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
1. Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm: đại hội thành lập, đại hội thường niên và đại hội bất thường.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm: đại hội thành lập, đại hội thường niên và đại hội bất thường.
Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ gồm những đại hội nào? Đại hội thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tiến hành thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Đại hội thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tiến hành thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:
Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
...
2. Đại hội thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tiến hành theo các quy định dưới đây:
a) Chậm nhất trong thời gian 03 (ba) tháng, kể từ ngày được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, các thành viên sáng lập phải triệu tập đại hội thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với thành phần tham dự bao gồm các thành viên sáng lập.
b) Đại hội thành lập sẽ thảo luận và biểu quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
- Cơ cấu tổ chức, quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
c) Các quyết định được thông qua tại đại hội thành lập chỉ có giá trị khi được toàn thể các thành viên sáng lập thông qua và có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
...
Theo đó, Đại hội thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tiến hành thực hiện như sau:
Chậm nhất trong thời gian 03 (ba) tháng, kể từ ngày được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, các thành viên sáng lập phải triệu tập đại hội thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ với thành phần tham dự bao gồm các thành viên sáng lập.
Đại hội thành lập sẽ thảo luận và biểu quyết các vấn đề cơ bản sau:
- Điều lệ của tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
- Cơ cấu tổ chức, quản lý tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Các quyết định được thông qua tại đại hội thành lập chỉ có giá trị khi được toàn thể các thành viên sáng lập thông qua và có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
Đại hội thường niên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do ai có quyền triệu tập?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ như sau:
Đại hội thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ
...
3. Đại hội thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần, trong vòng 03 (ba) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
4. Đại hội bất thường của tổ chức bảo hiểm tương hỗ được tổ chức trong những trường hợp sau đây:
a) Đại hội bất thường do Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát của tổ chức bảo hiểm tương hỗ triệu tập để quyết định những vấn đề cần thiết, vượt quá quyền hạn của Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
b) Trong trường hợp có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên có yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên gửi lên Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát, thì trong vòng 15 (mười lăm ngày), kể từ ngày nhận đủ đơn hợp lệ, Hội đồng quản trị phải triệu tập đại hội thành viên. Nếu quá thời hạn này mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thì Ban Kiểm soát phải triệu tập Đại hội bất thường để giải quyết các vấn đề nêu trong đơn.
Như vậy, Đại hội thường niên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Hội đồng quản trị triệu tập được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần, trong vòng 03 (ba) tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.