Đại hội Hội công chứng viên được tổ chức theo nhiệm kỳ mấy năm 1 lần? Nếu quá thời hạn thì sao?

Hiện nay, Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập theo hình thức nào? Đại hội Hội công chứng viên được tổ chức theo nhiệm kỳ mấy năm 1 lần? Nếu quá thời hạn thì sao? Thắc mắc đến từ bạn G.H sống ở Long An. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Đại hội Hội công chứng viên được tổ chức theo nhiệm kỳ mấy năm 1 lần? Nếu quá thời hạn thì sao?

Đại hội Hội công chứng viên được tổ chức theo nhiệm kỳ mấy năm 1 lần theo khoản 1 Điều 18 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:

Đại hội Hội công chứng viên
1. Đại hội Hội công chứng viên được tổ chức theo nhiệm kỳ 05 (năm) năm một lần. Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Ban Chấp hành không triệu tập Đại hội Hội công chứng viên thì Ban Thường vụ Hiệp hội có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đại hội Hội công chứng viên có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Ban Chấp hành hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/2 (một phần hai) số hội viên hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội Hội công chứng viên.

Theo đó, Đại hội Hội công chứng viên được tổ chức theo nhiệm kỳ 05 năm 1 lần.

Nếu quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Ban Chấp hành không triệu tập Đại hội Hội công chứng viên thì Ban Thường vụ Hiệp hội có trách nhiệm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đại hội Hội công chứng viên

Đại hội Hội công chứng viên (Hình từ Internet)

Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập theo hình thức nào?

Tại khoản 2 Điều 18 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:

Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập theo hình thức Đại hội toàn thể công chứng viên; trường hợp Hội công chứng viên có từ 200 (hai trăm) công chứng viên trở lên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên. Hình thức Đại hội do Ban Chấp hành quyết định.

Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên phải là công chứng viên đang hành nghề, là hội viên của Hội công chứng viên, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Hiệp hội, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, có tinh thần trách nhiệm và khả năng đóng góp cho hoạt động của Hội công chứng viên; không phải là người đang bị xem xét kỷ luật, người đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên trong nhiệm kỳ; không phải là người thuộc trường hợp bị miễn nhiệm công chứng viên, đang bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng.

Số lượng đại biểu của Đại hội đại biểu Hội công chứng viên do Ban Chấp hành quyết định trên nguyên tắc bảo đảm đại diện đầy đủ cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của toàn thể công chứng viên của Hội công chứng viên.

Việc phân bổ cụ thể số lượng đại biểu Đại hội đại biểu công chứng viên do Ban Chấp hành quyết định nhưng phải bảo đảm nguyên tắc phân bổ và tiêu chuẩn đại biểu quy định tại Điều lệ này.

Đại hội Hội công chứng viên có nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Tại khoản 3 Điều 18 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:

Đại hội Hội công chứng viên
...
3. Đại hội Hội công chứng viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thảo luận, thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội công chứng viên và Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ; phương hướng, kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ tiếp theo; thông qua báo cáo tài chính của Hội công chứng viên trong nhiệm kỳ;
b) Ban hành Nội quy hoặc sửa đổi, bổ sung Nội quy của Hội công chứng viên (nếu có);
c) Bầu Ban Chấp hành, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật; bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
4. Đại hội Hội công chứng viên hợp lệ nếu có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập tham dự. Trường hợp không đủ 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập tham dự thì trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày triệu tập lần thứ nhất phải triệu tập Đại hội lần thứ hai. Đại hội triệu tập lần thứ hai hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu được triệu tập tham dự.
Trường hợp đại biểu được triệu tập tham dự Đại hội Hội công chứng viên nhưng không tham dự Đại hội mà không được Ban Chấp hành cho phép thì bị kỷ luật cảnh cáo nếu vi phạm lần đầu; nếu tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn theo quy định của Điều lệ Hiệp hội.
Trong thời gian tiến hành Đại hội Hội công chứng viên, nếu có một hoặc một số đại biểu không tiếp tục tham dự Đại hội mà không có lý do chính đáng thì việc tiến hành Đại hội vẫn được coi là hợp lệ theo số lượng đại biểu có mặt còn lại. Những đại biểu tự ý không tiếp tục tham dự Đại hội trong quá trình tiến hành Đại hội sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ này.

Theo đó, Đại hội Hội công chứng viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Thảo luận, thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội công chứng viên và Ban Chấp hành trong nhiệm kỳ; phương hướng, kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ tiếp theo; thông qua báo cáo tài chính của Hội công chứng viên trong nhiệm kỳ;

- Ban hành Nội quy hoặc sửa đổi, bổ sung Nội quy của Hội công chứng viên (nếu có);

- Bầu Ban Chấp hành, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật; bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
923 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào