Đặc tính cơ bản của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì? Phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc LNG quy định ra sao?

Đặc tính cơ bản của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì? Phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc LNG quy định ra sao? Những vật liệu nào có thể được sử dụng trong công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG? câu hỏi của anh N (Nghệ An).

Đặc tính cơ bản của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì?

Đặc tính cơ bản của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG được nêu tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12984:2020 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với LNG thương mại, cụ thể như sau:

5. Đặc tính chung của LNG
5.1. Tổng quan
Những người làm việc liên quan đến LNG cần nắm rõ tính chất của sản phẩm này ở dạng khí và dạng lỏng.
Các yếu tố rủi ro tiềm ẩn trong quá trình làm việc với LNG do các tính chất quan trọng sau:
a) LNG siêu lạnh. Tại áp suất khí quyển, tùy thuộc vào thành phần, LNG sôi ở khoảng -160 °C. Tại nhiệt độ này, hơi sản phẩm nặng hơn so với không khí xung quanh.
b) Một lượng rất nhỏ chất lỏng có thể chuyển hóa thành một thể tích lớn khí. 1m3 LNG có thể được hóa hơi thành 600 m3 khí thiên nhiên.
c) Tương tự các hydrocarbon ở thể khí khác, khí thiên nhiên dễ bắt cháy. Tại điều kiện môi trường, giới hạn cháy với không khí xấp xỉ từ 5% đến 15% thể tích.
...

Theo đó, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG có các đặc tính cơ bản sau:

- LNG siêu lạnh. Tại áp suất khí quyển, tùy thuộc vào thành phần, LNG sôi ở khoảng -160 °C. Tại nhiệt độ này, hơi sản phẩm nặng hơn so với không khí xung quanh.

- Một lượng rất nhỏ chất lỏng có thể chuyển hóa thành một thể tích lớn khí. 1m3 LNG có thể được hóa hơi thành 600 m3 khí thiên nhiên.

- Tương tự các hydrocarbon ở thể khí khác, khí thiên nhiên dễ bắt cháy. Tại điều kiện môi trường, giới hạn cháy với không khí xấp xỉ từ 5% đến 15% thể tích.

Đặc tính cơ bản của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì? Phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc LNG quy định ra sao?

Đặc tính cơ bản của khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì? Phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc LNG quy định ra sao? (hình từ internet)

Những vật liệu nào có thể được sử dụng trong công nghiệp khí thiên nhiên hóa lỏng LNG?

Tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12984:2020 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với LNG thương mại có quy định vật liệu được sử dụng khi tiếp xúc với LNG phải được chứng minh có tính chịu gãy giòn.

Phần lớn các vật liệu thông thường dùng trong xây dựng sẽ bị hỏng do gãy giòn khi tiếp xúc với nhiệt độ cực thấp, độ dẻo của thép cacbon rất thấp tại nhiệt độ khoảng -160 °C.

Các vật liệu chính không bị hóa giòn khi tiếp xúc trực tiếp với LNG và các ứng dụng phổ biến của chúng được liệt kê trong Bảng 4 (danh sách này có thể được bổ sung).

Bảng 4 - Các vật liệu chính sử dụng tiếp xúc trực tiếp với LNG và các ứng dụng phổ biến

Vật liệu

Ứng dụng chính

Thép không gỉ auxtenit

Bồn chứa, tay móc cho cần trục, đai ốc và bulông, đường ống và khớp nối, máy bơm, bộ trao đổi nhiệt

Thép 9% Niken

Bồn chứa

Hợp kim niken, hợp kim sắt-niken

Bồn chứa, đai ốc và bulông

Thép sắt - 36% Niken

Đường ống, bồn chứa

Hợp kim nhôm

Bồn chứa, bộ trao đổi nhiệt

Đồng và hợp kim đồng

Gioăng, mặt chịu mài mòn

Chất đàn hồi (elastome)

Gioăng, miếng đệm

Bêtông (dự ứng lực)

Bể chứa

Than chì (Graphite)

Gioăng, hộp nắp bít

Floetylen propyolen (FEP)

Vật liệu cách điện

Polytetrafloetylen (PTFE)

Gioăng, hộp nắp bít, bề mặt chịu lực

Polytriflomonocloetylen (Kel F)

Bề mặt chịu lực

Hợp kim cứng stelita

Bề mặt chịu lực

a) Stelit: Co 55 %, Cr 33 %, W 10 %, C 2 %.


Phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với khí thiên nhiên hóa lỏng LNG quy định ra sao?

Tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12984:2020 về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với LNG thương mại

7.2. Phương tiện bảo hộ cá nhân
Trong trường hợp có thể phải tiếp xúc với LNG khi vận hành, phải bảo vệ mắt bằng một tấm chắn phù hợp hoặc bằng kính bảo hộ.
Khi làm việc với khí hay chất lỏng lạnh nên thường xuyên mang găng tay da. Găng tay nên đeo lỏng để có thể dễ dàng tháo bỏ khi chất lỏng dính vào hoặc bắn vào chúng. Ngay cả khi sử dụng găng tay, chỉ nên cầm, nắm thiết bị trong một thời gian ngắn.
Nên sử dụng quần yếm không thấm hoặc loại quần áo tương tự, tốt nhất là không có túi hoặc túi kín, và quần nên được đi trùm ra bên ngoài giày ống hoặc giày da. Nếu quần áo bị dính chất lỏng hoặc hơi lạnh cần được hong khô trước khi đi vào một khu vực kín hoặc gần nguồn bắt lửa.
Quần áo bảo hộ chỉ lấy một biện pháp bảo vệ đối với LNG tình cờ văng trúng và cần tránh tiếp xúc với LNG.

Theo quy định này, trong trường hợp có thể phải tiếp xúc với LNG khi vận hành, phải bảo vệ mắt bằng một tấm chắn phù hợp hoặc bằng kính bảo hộ.

Khi làm việc với khí hay chất lỏng lạnh nên thường xuyên mang găng tay da.

Găng tay nên đeo lỏng để có thể dễ dàng tháo bỏ khi chất lỏng dính vào hoặc bắn vào chúng.

Ngay cả khi sử dụng găng tay, chỉ nên cầm, nắm thiết bị trong một thời gian ngắn.

Nên sử dụng quần yếm không thấm hoặc loại quần áo tương tự, tốt nhất là không có túi hoặc túi kín, và quần nên được đi trùm ra bên ngoài giày ống hoặc giày da.

Nếu quần áo bị dính chất lỏng hoặc hơi lạnh cần được hong khô trước khi đi vào một khu vực kín hoặc gần nguồn bắt lửa.

Quần áo bảo hộ chỉ lấy một biện pháp bảo vệ đối với LNG tình cờ văng trúng và cần tránh tiếp xúc với LNG.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,069 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào