Đặc điểm nhận dạng của máy bay Cảnh sát biển Việt Nam là gì? Khi thực hiện tuần tra, kiểm soát thì Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của máy bay tuần tra có đúng không?

Cho mình hỏi hiện nay quy định về màu sắc máy bay Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào? Khi thực hiện tuần tra, kiểm soát thì Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của máy bay tuần tra có đúng không? - Câu hỏi của anh Quốc Phan đến từ Khánh Hòa

Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018:

Vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
2. Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.

Như vậy cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ chủ yếu nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Máy bay Cảnh sát biển Việt Nam

Máy bay Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Đặc điểm nhận dạng của máy bay Cảnh sát biển Việt Nam là gì?

Trong quá trình hoạt động công tác của mình, Cảnh sát biển Việt Nam được sử dụng tàu tuyền và máy bay để thực hiện nhiệm vụ.

Để phân biệt máy bay Cảnh sát biển Việt Nam với các đơn vị khác thì màu sắc của máy bay được quy định tại Điều 29 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:

- Thân máy bay:

+ Thân máy bay phía dưới sơn màu xanh nước biển (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở xuống phần bụng máy bay cho tới sát cửa kính cabin khoang lái).

+ Thân máy bay phía trên sơn màu trắng (tính từ vạch dưới cửa sổ lồi của máy bay trở lên phần lưng máy bay cho tới sát cửa kính cabin khoang lái và phần cánh máy bay).

- Đầu máy bay:

+ Đầu máy bay có hai vạch ký hiệu màu vàng da cam và màu trắng được sơn trên nền sơn màu xanh nước biển của thân máy bay phía dưới. Vạch số 1 sơn màu vàng da cam từ mép dưới cabin lái xuống sát mép bụng dưới thân máy bay, chếch 15° đến 20°, chiều rộng 0,5 m - 1,0 m (tùy theo kích thước máy bay). Ở giữa sơn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam. Tiếp đến vạch số 2 sơn màu trắng, song song và rộng bằng 1/4 vạch số 1.

+ Phần trước hai vạch ký hiệu viết số máy bay màu trắng.

+ Phần sau hai vạch ký hiệu viết chữ in hoa màu trắng trên thân máy bay màu xanh nước biển:

+ Hàng trên: CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

+ Hàng dưới. VIETNAM COAST GUARD

+ Phần mũi máy bay sơn màu xanh nước biển.

- Cánh máy bay

+ Cánh chính và cánh đuôi ngang: Phần trên cánh và dưới cánh sơn màu trắng.

+ Cánh đuôi đứng: Phía trên hai bên chóp đuôi đứng sơn hình Quốc kỳ Việt Nam, phía dưới sơn phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam, phần còn lại hai bên của đuôi đứng sơn màu trắng.

- Động cơ máy bay:

+ Vỏ ngoài hai động cơ sởn màu trắng.

Ngoài ra màu sắc, cờ hiệu và dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận khác của từng loại máy bay Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư 87/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Theo đó máy bay của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có những tiêu chí đặc thù nêu trên để thuận tiện trong việc phân biệt với các đơn vị khác trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Khi thực hiện tuần tra, kiểm soát thì Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của máy bay tuần tra có đúng không?

Căn cứ vào Điều 13 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định như sau:

Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
1. Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển.
2. Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát bao gồm:
a) Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
d) Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật;
đ) Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.
3. Khi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác; cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết và trang phục theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Luật này.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.

Như vậy, khi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,627 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào