Đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì có được vào thăm người bị phạt tù dưới tư cách thân nhân hay không?

Hai vợ chồng tôi đã tổ chức đám cưới được hơn 1 năm và hiện tại tôi đang mang thai nhưng chúng tôi chưa đăng ký kết hôn. Chồng tôi phạm tội bị phạt tù, vậy tôi có thể thăm chồng tôi với tư cách thân nhân hay không? Đây là câu hỏi của chị G.D đến từ Khánh Hòa.

Đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì có được vào thăm người bị phạt tù dưới tư cách thân nhân hay không?

Đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn thì có được vào thăm người bị phạt tù dưới tư cách thân nhân hay không, thì theo khoản 5 và khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích:

5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Theo thông tin chị cung cấp, chị với chồng mới tổ chức đám cưới mà chưa tiến hành các thủ tục để đăng ký kết hôn theo đúng quy định pháp luật (chưa được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

Do đó, quan hệ hai người chưa được xác định là quan hệ hôn nhân hợp pháp (hiểu đơn giản chỉ là quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng).

Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định chi tiết chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có quy định:

Đối tượng được gặp phạm nhân
1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.
...

Như vậy, việc hai người mới tổ chức đám cưới mà chưa đăng ký kết hôn sẽ chưa được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Do đó trên danh nghĩa, chị sẽ không thuộc trường hợp được xác định là thân nhân để được gặp phạm nhân.

phạm nhân

Gặp phạm nhân (Hình từ Internet)

Đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn muốn vào gặp phạm nhân cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?

Đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn muốn vào gặp phạm nhân chị phải thực hiện việc đề nghị được gặp phạm nhân và chờ kết quả xem xét, giải quyết của Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA này:

Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác
1. Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Đối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
...

Như vậy, theo quy định trên, chị muốn gặp phạm nhân thì phải chuẩn bị các giấy tờ tài liệu sau:

- Văn bản đề nghị gặp phạm nhân;

- Phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang (Trường hợp chị không có một trong các giấy tờ cá nhân trên thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi chị đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh).

Phạm nhân và người đến gặp phạm nhân có trách nhiệm như thế nào?

Phạm nhân và người đến gặp phạm nhân có trách nhiệm theo Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA như sau:

- Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân phải mặc quần áo dài của cơ sở giam giữ phạm nhân cấp bảo đảm gọn gàng, sạch sẽ (trường hợp phạm nhân mới đến chấp hành án, chưa được cấp quần áo thì được mặc quần áo dài thường nhưng phải đóng dấu theo nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân); nghiêm chỉnh chấp hành nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và tuân theo sự hướng dẫn của các cán bộ có trách nhiệm trong việc tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác.

- Thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đến gặp phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và những cán bộ có trách nhiệm khác. Thân nhân, cá nhân; đại diện cơ quan, tổ chức không được đưa vào Nhà gặp phạm nhân các đồ vật thuộc danh mục đồ vật cấm theo quy định của Bộ Công an. Nếu gửi đồ vật cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu gửi đồ vật cho phạm nhân và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng.

- Khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,426 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào