CV là gì? Mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường cần thể hiện những thông tin nào theo quy định?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp thắc mắc như sau CV là gì? Mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường cần thể hiện những thông tin nào theo quy định? Có được phân biệt đối xử đối với sinh viên mới ra trường hay không? Câu hỏi của anh L.K.Q đến từ Hải Phòng.

CV là gì? Mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường cần thể hiện những thông tin nào theo quy định?

CV là viết tắt của "Curriculum Vitae" và thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét duyệt.

Có thể thấy rằng về bản chất thì CV không phải là tờ khai lý lịch tự thuật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ Luật lao động 2019 thì người lao động trong đó có sinh viên mới ra trường phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về:

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú,

- Trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe

- Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

CV là gì?

CV là gì? Mẫu CV theo phong cách của trường Đại học Harvard dành cho sinh viên mới ra trường là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Ngoài ra, hiện nay để gia tăng cơ hội phỏng vấn thì các bạn sinh viên có thể tham khảo Mẫu CV theo phong cách của trường Đại học Harvard dành cho sinh viên mới ra trường dưới đây.

Đại học Harvard, có tên tiếng Anh là Harvard University, được thành lập vào năm 1636 và nằm ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts của Mỹ.

Có thể nói Đại học Harvard là một ngôi trường danh giá mà bất kỳ ai trên thế giới đều muốn theo học. Mặt khác, Đại học Harvard có tỷ lệ trúng tuyển là 5%. Điều này có nghĩa là cứ 100 người nộp đơn thì chỉ có 5 người được nhận.

Do đó, một CV theo phong cách của trường Đại học Harvard có thể là một sự lựa chọn hiệu quả ở thời điểm hiện tại.

Tải về Mẫu CV theo phong cách của trường Đại học Harvard dành cho sinh viên mới ra trường.

Tải về Tài liệu hướng dẫn viết CV & Cover Letter của đại học Harvard.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 về quyền làm việc của người lao động thì:

Sinh viên mới ra trường có quyền được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Đồng thời, sinh viên mới ra trường có thể trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

Có được phân biệt đối xử trong lao động đối với sinh viên mới ra trường hay không?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì phân biệt đối xử trong lao động được định nghĩa là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Lưu ý: việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử trong lao động đối với người lao động trong đó có sinh viên mới ra trường.

Người lao động có các quyền gì theo quy định của pháp luật?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì Người lao động có các quyền sau đây:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,057 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào