Cứu nạn hàng không dân dụng là hoạt động như thế nào? Việc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Cứu nạn hàng không dân dụng là hoạt động như thế nào?
Cứu nạn hàng không dân dụng được quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu bay Việt Nam là tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam.
2. Tàu bay nước ngoài là tàu bay đăng ký mang quốc tịch nước ngoài.
3. Tìm kiếm hàng không dân dụng là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí tàu bay dân dụng bị nạn.
4. Cứu nạn hàng không dân dụng là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
5. Kênh cấp cứu - khẩn cấp (còn gọi là tần số cấp cứu - khẩn cấp) là kênh phục vụ việc truyền, phát những thông tin cấp cứu - khẩn cấp, tìm kiếm, cứu nạn Hàng không theo quy định của pháp luật và không sử dụng vào các mục đích khác.
6. Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng không là cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn thuộc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, có trách nhiệm triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng tìm kiếm, cứu nạn của Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
...
Như vậy, theo quy định, cứu nạn hàng không dân dụng là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
Cứu nạn hàng không dân dụng là hoạt động như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng
1. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng kịp thời và chặt chẽ các lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng khi có tình huống xảy ra.
2. Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để ứng phó theo khu vực, tính chất vụ việc.
3. Phối, kết hợp mọi nguồn lực để công tác tìm kiếm; cứu nạn hàng không dân dụng được triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
4. Đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
5. Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
Như vậy, theo quy định việc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng kịp thời và chặt chẽ các lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng khi có tình huống xảy ra.
(2) Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để ứng phó theo khu vực, tính chất vụ việc.
(3) Phối, kết hợp mọi nguồn lực để công tác tìm kiếm; cứu nạn hàng không dân dụng được triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
(4) Đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
(5) Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn tại cảng hàng không là cơ quan nào?
Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng được quy định tại Điều 5 Quy chế Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng ban hành kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-TTg như sau:
Cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng
1. Tàu bay lâm nguy, lâm nạn tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận của cảng hàng không, sân bay: Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp cảng hàng không chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan tại địa bàn thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.
2. Tàu bay lâm nguy, lâm nạn trên biển: Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu chủ trì, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn theo quy định tại Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển ban hành kèm theo Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển).
3. Tàu bay lâm nguy, lâm nạn ngoài khu vực quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này:
a) Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan tìm kiếm, xác định vị trí tàu bay lâm nạn;
b) Sau khi xác định được vị trí tàu bay lâm nạn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tàu bay lâm nạn có trách nhiệm chủ trì cứu nạn tàu bay; trong trường hợp tàu bay lâm nạn tại khu vực ráp gianh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn xem xét, chỉ định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ trì cứu nạn.
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan chủ trì tìm kiếm, cứu nạn trong trường hợp tàu bay lâm nguy, lâm nạn tại cảng hàng không là Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo doanh nghiệp cảng hàng không chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương liên quan tại địa bàn thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.