Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần lần thứ 3 phải có ít nhất bao nhiêu cổ đông tham dự thì mới hợp lệ?
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần lần thứ 3 phải có ít nhất bao nhiêu cổ đông tham dự thì mới hợp lệ?
Căn cứ theo Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần như sau:
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.
Như vậy, để tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần thì phải đáp ứng được điều kiện sau đây:
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất: Số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai: Số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Lưu ý: Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất.
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba: Được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Cũng theo quy định này, có thể thấy rằng để tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thì sẽ không phụ thuộc vào việc có bao nhiêu cổ đông tham dự mà sẽ dựa vào các cổ đông dự họp đó đại diện cho bao nhiêu phiếu biểu quyết.
Lưu ý: Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác.
Như vậy, đối với cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba thì sẽ được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Tuy nhiên, cần lưu ý gửi thông báo mời họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần (Hình từ Internet)
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty cổ phần sẽ thảo luận về những vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty cổ phần sẽ thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
- Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Báo cáo tài chính hằng năm;
- Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
- Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện những công việc gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần phải thực hiện các công việc sau đây:
- Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
- Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
- Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
- Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
- Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
- Xác định thời gian và địa điểm họp;
- Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật này;
- Công việc khác phục vụ cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.