Cung cấp thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý cho tổ chức nước ngoài phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức nước ngoài được phép biết thông tin bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý khi nào?
- Cung cấp thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý cho tổ chức nước ngoài phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Thanh tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý được quy định như thế nào?
Tổ chức nước ngoài được phép biết thông tin bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý khi nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước thuộc văn phòng chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP quy định như sau:
Bảo vệ bí mật trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài.
1. Cán bộ, nhân viên Văn phòng Chính phủ trong quan hệ tiếp xúc với người nước ngoài không được tiết lộ bí mật Nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Trường hợp thi hành công vụ mà nội dung quan hệ tiếp xúc có liên quan đến bí mật Nhà nước, chỉ được thông tin những nội dung đã được lãnh đạo Văn phòng Chính phủ duyệt, phải ghi chép nội dung tiếp xúc. Sau khi tiếp xúc phải báo cáo với lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và nộp lưu bản báo cáo nội dung tiếp xúc tại bộ phận bảo mật.
Như vậy, tổ chức nước ngoài được phép biết thông tin bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý khi thi hành công vụ mà nội dung quan hệ tiếp xúc có liên quan đến bí mật Nhà nước và chỉ được thông tin những nội dung đã được lãnh đạo Văn phòng Chính phủ duyệt, phải ghi chép nội dung tiếp xúc.
Sau khi tiếp xúc phải báo cáo với lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và nộp lưu bản báo cáo nội dung tiếp xúc tại bộ phận bảo mật.
Bí mật Nhà nước (Hình từ Internet)
Cung cấp thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý cho tổ chức nước ngoài phải thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước thuộc văn phòng chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP có quy định về việc cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài như sau:
Việc cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức nước ngoài và cá nhân người nước ngoài.
Trong việc thực hiện chương trình hợp tác Quốc tế, khi có yêu cầu phải cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài thì những thông tin cung cấp phải được xem xét, cân nhắc kỹ theo các nguyên tắc:
1. Không làm phương hại đến lợi ích quốc gia.
2. Chỉ cung cấp những bí mật đã được các cấp có thẩm quyền xét duyệt như sau:
a) "Tuyệt mật" do Thủ tướng Chính phủ duyệt; "Tối mật" do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt, (riêng thuộc lĩnh vực quốc phòng phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt); "Mật" do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ duyệt.
b) Cơ quan, tổ chức, người thực hiện chỉ được cung cấp đúng nội dung đã được duyệt và ràng buộc bên được cung cấp không được tiết lộ cho bên thứ ba.
Theo quy định trên thì cung cấp thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức nước ngoài phải thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Không làm phương hại đến lợi ích quốc gia;
- Chỉ cung cấp những bí mật đã được các cấp có thẩm quyền xét duyệt như sau:
+ "Tuyệt mật" do Thủ tướng Chính phủ duyệt; "Tối mật" do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt, (riêng thuộc lĩnh vực quốc phòng phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt); "Mật" do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ duyệt.
+ Cơ quan, tổ chức, người thực hiện chỉ được cung cấp đúng nội dung đã được duyệt và ràng buộc bên được cung cấp không được tiết lộ cho bên thứ ba.
Thanh tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước thuộc văn phòng chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP quy định như sau:
Thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức việc kiểm tra về công tác Bảo vệ bí mật Nhà nước trong các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ.
2. Các đơn vị được nêu tại Điều 4 Quy chế này giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra công tác bảo vệ bí mật những công việc liên quan tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý giao cho đơn vị mình chịu trách nhiệm.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định bảo vệ bí mật Nhà nước trong đơn vị mình.
4. Kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm, phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị có biện pháp khắc phục.
5. Sau mỗi lần kiểm tra có biên bản lưu và gửi Bộ Công an để theo dõi.
Như vậy, thanh tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý được quy định như sau:
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tổ chức việc kiểm tra về công tác Bảo vệ bí mật Nhà nước trong các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ;
- Các đơn vị được nêu tại Điều 4 Quy chế này giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra công tác bảo vệ bí mật những công việc liên quan tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý giao cho đơn vị mình chịu trách nhiệm;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định bảo vệ bí mật Nhà nước trong đơn vị mình;
- Kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm, phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị có biện pháp khắc phục;
- Sau mỗi lần kiểm tra có biên bản lưu và gửi Bộ Công an để theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.