Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa?
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có chức năng gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định về vị trí và chức năng của Cục Xuất nhập khẩu như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Xuất nhập khẩu là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
2. Cục Xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước.
Cục Xuất nhập khẩu có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Agency of Foreign Trade.
Tên viết tắt: AFT.
Trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mua bán hàng hóa quốc tế, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương do ai có thẩm quyền bổ nhiệm?
Căn cứ các khoản 1, 2 Điều 4 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định về lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Xuất nhập khẩu có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Như vậy theo quy định, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu gồm có:
(1) Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
(2) Các Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu.
Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong hoạt động quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Quyết định 619/QĐ-BCT năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Xuất nhập khẩu như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa
a) Trình Bộ trưởng ban hành quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa; phương án đàm phán về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương;
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng chủ trì đàm phán với các nước có liên quan có xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục về thực hiện quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tổ chức ban hành các biểu mẫu về xuất xứ hàng hóa;
d) Tổ chức cấp và kiểm tra thực hiện các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý hoạt động kinh doanh của các cửa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật thương mại trong WTO (gọi tắt là Văn phòng TBT) của Bộ Công Thương.
8. Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về các biện pháp kiểm dịch động thực vật trong WTO (gọi tắt là Văn phòng SPS) của Bộ Công Thương.
...
Như vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa thì Cục Xuất nhập khẩu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Trình Bộ trưởng ban hành quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa; phương án đàm phán về xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương;
(2) Tham mưu giúp Bộ trưởng chủ trì đàm phán với các nước có liên quan có xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định, thoả thuận song phương và đa phương;
(3) Hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục về thực hiện quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa; tổ chức ban hành các biểu mẫu về xuất xứ hàng hóa;
(4) Tổ chức cấp và kiểm tra thực hiện các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.