Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục?

Tôi có một câu hỏi như sau: Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.T.H ở Đồng Nai.

Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của Cục?

Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
...

Theo quy định trên, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động của Cục.

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai có những tổ chức tham mưu nào?

Tổ chức tham mưu của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:

Cơ cấu tổ chức
...
2. Các tổ chức tham mưu:
Các Tổ chức thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai được sắp xếp, tổ chức lại thành các tổ chức cấp phòng thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
d) Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ;
đ) Phòng Kiểm soát an toàn thiên tai;
e) Phòng Quản lý quy hoạch và Đầu tư;
g) Phòng Thông tin, Truyền thông;
h) Phòng Quản lý thiên tai cộng đồng;
i) Phòng Quản lý đê điều;
k) Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai;
l) Phòng Quản lý công trình phòng, chống thiên tai;
m) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Trung và Tây nguyên;
n) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Nam.

Theo đó, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai có những tổ chức tham mưu được quy định tại khoản 2 Điều 3 nêu trên.

Nhiệm vụ của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai là gì?

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng quốc gia về quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai.
2. Tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật; tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
...
19. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận Ban vận động thành lập hội và Điều lệ hội thuộc chuyên ngành được giao quản lý theo quy định.
20. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo thẩm quyền.
21. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
22. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.

Như vậy, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,522 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào