Cục Trồng trọt có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp? Lãnh đạo Cục Trồng trọt gồm những ai?
Cục Trồng trọt có tài khoản và con dấu riêng không?
Tài khoản và con dấu riêng của Cục Trồng trọt theo Điều 1 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 11/10/2023) cụ thể:
Vị trí và chức năng
1. Cục Trồng trọt là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động trồng trọt; bảo tồn đa dạng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Trồng trọt có tài khoản và con dấu riêng.
Trước đây, Cục Trồng trọt có tài khoản và con dấu riêng không, được giải đáp như sau:
Cục Trồng trọt có tài khoản và con dấu riêng không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 929/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 11/10/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Trồng trọt là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành trồng trọt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Trồng trọt có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cục Trồng trọt (Hình từ Internet)
Cục Trồng trọt có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Trồng trọt trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp theo khoản 8 Điều 2 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 11/10/2023) cụ thể:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
8. Về quản lý sử dụng đất nông nghiệp:
a) Trình Bộ kế hoạch chuyển cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; Danh mục các loài, chủng sinh vật có ích sử dụng trong canh tác thuộc lĩnh vực trồng trọt;
b) Trình Bộ tiêu chí xác định, biện pháp quản lý và quy trình sản xuất trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển và đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
c) Tham mưu trình Bộ và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm và suy thoái đất, lan truyền sinh vật gây hại; hủy diệt sinh vật có ích trong canh tác theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
đ) Thẩm định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác trên cơ sở đề nghị của Bộ và địa phương theo quy định;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác;
g) Hướng dẫn việc bóc, sử dụng tầng đất mặt của đất được chuyển mục đích sử dụng từ đất chuyên trồng lúa nước khi xây dựng công trình theo quy định;
h) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; i) Điều tra, đánh giá nguồn sinh vật có ích trong canh tác theo quy định; k) Thực hiện quyền và trách nhiệm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
Như vậy, trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp thì Cục Trồng trọt có các nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên.
Trước đây, Cục Trồng trọt có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp, được giải đáp như sau:
Cục Trồng trọt có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp, thì theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định 929/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 11/10/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
6. Quản lý giống cây trồng nông nghiệp:
a) Trình Bộ trưởng:
Quy định về việc sử dụng, trao đổi nguồn gen cây trồng; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, chế biến, kinh doanh giống cây trồng.
Quyết định công nhận giống cây trồng mới được phép sản xuất kinh doanh. Ban hành các Danh mục: cây trồng chính; giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh; nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn; cây trồng cấm xuất khẩu, cho phép trao đổi với nước ngoài; giống cây trồng thuộc sản phẩm hàng hóa nhóm 2;
b) Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và từng vùng sinh thái nông nghiệp;
c) Quyết định công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử. Tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng giống cây trồng, công tác khảo nghiệm, công nhận giống cây trồng mới được phép sản xuất kinh doanh; chỉ đạo thực hiện công tác bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo quy định;
d) Thực hiện nhiệm vụ bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật;
đ) Quản lý và trực tiếp tham gia đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo người kiểm định, người lấy mẫu giống cây trồng; thực hiện quản lý hoạt động cơ sở khảo nghiệm theo quy định;
e) Cấp và thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia về giống cây trồng theo phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật;
h) Quản lý việc bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen giống cây trồng theo quy định của pháp luật.
7. Về quản lý sử dụng đất nông nghiệp:
a) Trình Bộ kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
b) Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định;
c) Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa, sạt lở đất;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác;
…
Theo đó, trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp thì Cục Trồng trọt có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Trình Bộ kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp, chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
- Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp theo quy định;
- Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa, sạt lở đất;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đất sản xuất nông nghiệp khác;
Lãnh đạo Cục Trồng trọt gồm những ai?
Lãnh đạo Cục Trồng trọt gồm những ai thì theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 4179/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ 11/10/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Theo đó, Lãnh đạo Cục Trồng trọt gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
Trước đây, Lãnh đạo Cục Trồng trọt gồm những ai, được giải đáp như sau:
Lãnh đạo Cục Trồng trọt gồm những ai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 929/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 (Hết hiệu lực từ 11/10/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục (Các tổ chức có tư cách pháp nhân); ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
…
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Cục Trồng trọt gồm có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.