Cục Quản lý giá là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề gì? Các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính được quy định ra sao?

Cục Quản lý giá là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề gì? Các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính được quy định ra sao? Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá là đơn vị trực thuộc của Cục Quản lý giá có đúng không? - Câu hỏi của anh Thanh Tâm đến từ Đồng Nai

Cục Quản lý giá là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề gì?

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 2386/QĐ-BTC năm 2017 quy định về vị trí và chức năng của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:

Vị trí và chức năng
Cục Quản lý giá là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý giá là đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý giá là đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Là đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý giá giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý giá là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề gì?

Cục Quản lý giá là cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề gì?

(Hình từ Internet)

Các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính được quy định ra sao?

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 2386/QĐ-BTC năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về các nhiệm vụ, quyền hạn chính của Cục Quản lý giá như sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các loại văn bản thuộc phạm vi quản lý của Cục.

- Về bình ổn giá:

+ Quyết định danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; chủ trương và các biện pháp bình ổn giá; hướng dẫn điều kiện thực hiện và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

+ Điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; danh mục mặt hàng được lập Quỹ bình ổn giá.

+ Hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

- Về định giá đối với hàng hóa, dịch vụ:

+ Giá cụ thể đối với: Dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải ( bao gồm dịch vụ đăng kiểm thiết bị giao thông vận tải và các công trình khai thác, vận chuyển dầu khí biển).

+ Khung giá đối với: Nước sinh hoạt; dịch vụ kiểm nghiệp thuốc dùng cho động, thực vật; dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chuẩn đoán thú y.

+ Giá tối đa đối với: Sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi; dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại các cơ sở y tế công lập; giá mua tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công lập trong danh mục được cấp có thẩm quyền ban hành và đặt hàng, giao kế hoạch, giao nhiệm vụ theo quy định; hàng hóa dịch vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt hàng, giao kế hoạch.

+ Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu hàng dự trữ quốc gia (trừ hàng dự trữ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia; giá bán tối thiểu đối với sản phẩm thuốc lá điếu tiêu thụ trong nước.

+ Giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

+ Khung giá, giá tối đa hoặc giá cụ thể đối với dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức hiệp thương giá. Tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá theo quy định của pháp luật; chủ trì, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính thông báo danh sách tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá ở trung ương; hướng dẫn kê khai giá thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giám sát thực hiện kê khai giá.

- Xây dựng, ban hành báo cáo về tình hình giá cả thị trường, dự báo biến động của giá thị trường trong nước và quốc tế một số mặt hàng bình ổn giá theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh về giá; hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Sở Tài chính các tỉnh, thành phố thực hiện các chính sách, biện pháp về giá và các quyết định giá, các biện pháp bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính;

Báo cáo giá thị trường các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu; tổ chức điều tra các yếu tố hình thành giá, giá mua, giá bán, chi phí sản xuất các hàng hóa, dịch vụ quan trọng thuộc thẩm quyền định giá của địa phương, hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá.

- Chủ trì hoặc tham gia các Hội đồng liên quan đến nghiệp vụ thuộc lĩnh vực giá theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính; là thành viên của Hiệp hội Thẩm định giá thế giới và khu vực.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá là đơn vị trực thuộc của Cục Quản lý giá có đúng không?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 2386/QĐ-BTC năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý giá:
a) Văn phòng Cục.
b) Phòng Chính sách Tổng hợp;
c) Phòng Quản lý thẩm định giá;
d) Phòng Giá hàng Công nghiệp tiêu dùng.
đ) Phòng Giá hàng Nông lâm, thủy sản.
e) Phòng Giá hàng Tư liệu sản xuất.
2. Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
3. Cục Quản lý giá làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên.
Nhiệm vụ của Văn phòng, các Phòng do Cục trưởng Cục Quản lý giá quy định.
Đối với công việc thực hiện chế độ chuyên viên, Cục trưởng phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Cục Quản lý giá được bố trí kế toán trưởng tại các đơn vị dự toán theo quy định hiện hành của pháp luật và của Bộ Tài chính.
5. Biên chế của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

Như vậy, Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý giá.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

Theo Điều 4 Quyết định 2386/QĐ-BTC năm 2017 thì lãnh đạo Cục Quản lý giá bao gồm:

+ Cục trưởng;

+ Không quá (03) ba Phó Cục trưởng.

- Cục trưởng Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
3,700 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào