Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm?
Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không, thì theo quy định tại Điều 1 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013 như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải); tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hành chính và con dấu nghiệp vụ, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: VIET NAM REGISTER, viết tắt là: VR.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hành chính và con dấu nghiệp vụ, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Cục Đăng kiểm Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm?
Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm theo quy định khoản 11 Điều 2 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
…
11. Về quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm:
a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư về đăng kiểm.
12. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động đăng kiểm.
13. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Cục.
15. Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức của Cục; quản lý tổ chức bộ máy, định biên của Cục; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý tài chính, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật.
17. Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Theo đó, trong công tác quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm thì Cục Đăng kiểm Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải;
- Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư về đăng kiểm.
Trung tâm nào trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam?
Trung tâm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các tổ chức giúp việc Cục trưởng:
a) Phòng Quy phạm;
b) Phòng Công trình biển;
c) Phòng Công nghiệp;
d) Phòng Tàu biển;
đ) Phòng Tàu sông;
e) Phòng Chất lượng xe cơ giới;
g) Phòng Kiểm định xe cơ giới;
h) Phòng Đường sắt;
i) Phòng Pháp chế - ISO;
k) Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường;
l) Phòng Kế hoạch - Đầu tư;
m) Phòng Hợp tác quốc tế;
n) Phòng Tổ chức cán bộ;
o) Phòng Tài chính - Kế toán;
p) Văn phòng.
2. Các Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Các tổ chức khác trực thuộc:
a) Tạp chí Đăng kiểm;
b) Trung tâm Đào tạo;
c) Trung tâm Tin học;
d) Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC);
đ) Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC);
e) Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC).
Theo đó, Trung tâm trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam gồm:
- Trung tâm Đào tạo;
- Trung tâm Tin học;
- Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC);
- Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC);
- Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.