Cửa hàng chính ngừng hoạt động thì các cửa hàng nhượng quyền thương mại có phải ngừng kinh doanh theo không?
Người nhận nhượng quyền thương mại cửa hàng trà sữa có được nhượng quyền cho người khác không?
Theo quy định tại Điều 288 Luật Thương mại 2005 quy định các quyền của bên nhận nhượng quyền thương mại như sau:
"Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại."
Như vậy theo quy định về các quyền cơ bản phải có của người nhận nhượng quyền thương mại thì không có quyền nhượng quyền lại cho bên khác, tuy nhiên vấn đề này bạn có thể thỏa thuận lại với bên nhượng quyền. Vì pháp luật không cấm các bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời cụ thể về vấn đề nhượng quyền cho bên thứ 3 được quy định tại Điều 290 Luật Thương mại 2005 với nội dung như sau:
"Điều 290. Nhượng quyền lại cho bên thứ ba
1. Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này."
Như vậy việc bạn muốn nhượng quyền lại cho bên thứ 3 khác thì phải được sự chấp thuận của bên nhượng quyền, đối với vấn đề này về tinh thần cũng không khác với việc có thỏa thuận khác nêu trên.
Trường hợp được nhượng quyền lại cho bên thứ 3 thì bên đó cũng sẽ có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền giống cửa hàng của bạn.
Cửa hàng chính ngừng hoạt động thì các cửa hàng nhượng quyền thương mại có phải ngừng kinh doanh theo không?
Các nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền thương mại phải tuân thủ là gì?
Theo quy định tại Điều 289 Luật Thương mại 2005 quy định các nghĩa vụ của bên nhận quyền như sau:
"Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền."
Trừ trường hợp hai bên nhượng quyền thương mại có thỏa thuận khác, thì khi bạn nhận nhượng quyền cửa hàng trà sữa thì phải tuân thủ các nghĩa vụ nêu trên.
Cửa hàng chính ngừng hoạt động thì các cửa hàng nhượng quyền thương mại có phải ngừng kinh doanh theo không?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về các trường hợp việc đăng ký hoạt động thương mại sẽ bị xóa như sau:
"Điều 22. Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong những trường hợp sau đây:
a) Thương nhân kinh doanh nhượng quyền thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
b) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm công bố công khai việc xoá đăng ký này."
Như vậy khi chửa hàng chính của người chủ kinh doanh nhượng quyền ngừng hoạt động thì các hoạt động nhượng quyền đã đăng ký cũng sẽ bị xóa.
Tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể về hậu quả pháp lý của việc bị xóa đăng ký hoạt động như thế nào. Tuy nhiên bạn có thể thỏa thuận trước về vấn đề này trong hợp đồng lao động để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Bên cạnh đó theo quy định tại Mục IV Thông tư 09/2006/TT-BTM khi xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại thì:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm công bố công khai tại trụ sở cơ quan việc xoá đăng ký theo mẫu TB-6A, TB-6B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời cập nhật thông tin lên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.