Cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhưng không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thì bị xử lý ra sao?
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhưng không có giấy Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thì bị xử lý ra sao?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu như thế nào?
- Sử dụng nhân viên bán hàng dịch vụ xăng dầu không được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào?
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhưng không có giấy Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thì bị xử lý ra sao?
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu nhưng không có giấy Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thì bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 99/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
b) Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước;
c) Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được dọ thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu kinh doanh cửa hàng bán lẻ xăng dầu mà anh không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thì anh có thể bị phạt với mức phạt như trên nha anh.
Để làm Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu anh có thể tham khảo trình tự, thủ tục bên dưới.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu như thế nào?
Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 02/01/2022) như sau:
Kiểm tra và cấp Giấy xác nhận, Giấy chứng nhận
...
3. Thủ tục hành chính do Sở Công Thương thực hiện
a) Đối với thủ tục hành chính cấp mới, cấp bổ sung, sửa đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn một (01) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
b) Đối với thủ tục hành chính cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
c) Đối với thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
d) Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với hồ sơ đề nghị của thương nhân, Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 4, Mẫu số 8, Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.”
Căn cứ vào khoản 3 Điều 25 Nghị định 83/2014/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Sở Công Thương.
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
c) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo Mẫu số 4 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Yêu cầu và điều kiện:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BCT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 02/01/2022).
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sử dụng nhân viên bán hàng dịch vụ xăng dầu không được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường bị phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 99/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhung không đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng hoặc kho chứa theo quy định;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu nhung không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Từ quy định trên, anh lưu ý việc anh và nhân viên của mình phải đi học đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định để không bị phạt nha anh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.