Công trình thể thao được chia thành bao nhiêu loại cấp? Hồ sơ lưu trữ của công trình thể thao bao gồm những nội dung gì?

Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp như sau: Công trình thể thao được chia thành bao nhiêu loại cấp? Hồ sơ lưu trữ của công trình thể thao bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi của anh THN từ Quảng Ninh.

Công trình thể thao được chia thành bao nhiêu loại cấp?

Công trình thể thao theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012 về Công trình thể thao - Yêu cầu sử dụng và bảo quản, được chia ra hai loại cấp:

(1) Cấp kỹ thuật của công trình: chỉ rõ mức tiện nghi chất lượng sử dụng, độ bền vững và bậc chịu lửa của mỗi loại công trình;

(2) Cấp quản lý của công trình: chỉ rõ cơ quan chủ quản đầu tư và cơ quan chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công trình.

Cấp quản lý của các công trình thể thao gồm:

- Công trình thể thao cấp Nhà nước (Trung ương): do Tổng cục Thể dục thể thao quản lý;

- Công trình thể thao cấp tỉnh, thành phố (gọi tắt là cấp tỉnh): do Sở thể dục thể thao tỉnh, thành phố quản lý;

- Công trình thể thao cấp huyện, quận (gọi tắt là cấp huyện): do cơ sở thể thao cấp huyện, quận quản lý;

- Công trình thể thao cấp xã, phường (gọi tắt là cấp xã): do cơ sở thể thao cấp xã, phường quản lý.

Công trình thể thao được chia thành bao nhiêu loại cấp? Hồ sơ lưu trữ của công trình thể thao bao gồm những nội dung gì?

Công trình thể thao được chia thành bao nhiêu loại cấp? (Hình từ Internet)

Hồ sơ lưu trữ của công trình thể thao bao gồm những nội dung gì?

Hồ sơ lưu trữ của công trình thể thao được quy định tại tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012 về Công trình thể thao - Yêu cầu sử dụng và bảo quản như sau:

Quy định chung
...
3.5. Công trình thể thao phải có hồ sơ lưu trữ tại Ban quản lý sử dụng công trình. Khi có hồ sơ bị thất lạc, Ban quản lý sử dụng công trình phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý cấp trên biết và phải có biện pháp lập lại hồ sơ lưu trữ.
3.6. Hồ sơ lưu trữ của công trình thể thao bao gồm:
- Các tài liệu về khảo sát công trình;
- Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật (kiến trúc, kết cấu, điện, nước...);
- Các bản vẽ dây chuyền công nghệ;
- Các tài liệu, bản vẽ về sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công;
- Tổng quyết toán giá trị công trình;
- Thống kê vốn cố định và vốn lưu động của công trình;
- Biên bản tiêu hao tài sản hàng năm của công trình;
- Các nguồn kinh phí được cấp hàng năm.
3.7. Các công trình thể thao phải có nội quy sử dụng, lịch luyện tập, thi đấu và phải có người hướng dẫn, bảo vệ công trình.
3.8. Công trình thể thao phải đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên theo ngành dọc. Mẫu đăng ký được quy định trong Bảng 1.
...

Theo quy định thì công trình thể thao phải có hồ sơ lưu trữ tại Ban quản lý sử dụng công trình.

Hồ sơ lưu trữ của công trình thể thao bao gồm:

- Các tài liệu về khảo sát công trình;

- Các bản vẽ thiết kế kỹ thuật (kiến trúc, kết cấu, điện, nước...);

- Các bản vẽ dây chuyền công nghệ;

- Các tài liệu, bản vẽ về sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công;

- Tổng quyết toán giá trị công trình;

- Thống kê vốn cố định và vốn lưu động của công trình;

- Biên bản tiêu hao tài sản hàng năm của công trình;

- Các nguồn kinh phí được cấp hàng năm.

Lưu ý: Khi có hồ sơ bị thất lạc, Ban quản lý sử dụng công trình phải báo cáo ngay cho cơ quan quản lý cấp trên biết và phải có biện pháp lập lại hồ sơ lưu trữ.

Các loại đèn chiếu sáng cho công trình thể thao trước khi đưa vào sử dụng cần phải kiểm tra những gì?

Các loại đèn chiếu sáng cho công trình thể thao được quy định tại tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012 về Công trình thể thao - Yêu cầu sử dụng và bảo quản như sau:

Điện và thiết bị điện nhẹ
...
8.2. Chiếu sáng
...
8.2.3. Yêu cầu độ rọi và bố trí đèn chiếu sáng cho các công trình thể thao cần phải đảm bảo quy định trong TCVN 4205 : 2012; TCVN 4260 : 2012; TCVN 4529 : 2012 và TCXDVN 333 : 2005.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn độ rọi khi thi đấu có truyền hình cần tham khảo TCXDVN 333 : 2005.
8.2.4. Trước khi đưa vào sử dụng cần phải kiểm tra:
- Chế độ làm việc của đèn và các thiết bị đồng bộ (tụ, chấn lưu, tắcte);
- Độ rọi tại 3 điểm trong công trình thể thao;
- Độ cao đặt đèn phù hợp với yêu cầu của từng môn thể thao;
- Điều chỉnh thay đổi (khi cần thiết) vị trí tắt đèn để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng, tránh va chạm và giảm độ chói mắt;
- Độ chắc chắn của đèn, cột đèn, các giá đỡ và mối liên kết.
8.2.5. Khi độ rọi tối thiểu không đảm bảo trị số quy định trong Bảng 7 cần phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp kỹ thuật khắc phục kịp thời.
...

Như vậy, theo quy định, các loại đèn chiếu sáng cho công trình thể thao trước khi đưa vào sử dụng cần phải kiểm tra:

(1) Chế độ làm việc của đèn và các thiết bị đồng bộ (tụ, chấn lưu, tắcte);

(2) Độ rọi tại 3 điểm trong công trình thể thao;

(3) Độ cao đặt đèn phù hợp với yêu cầu của từng môn thể thao;

(4) Điều chỉnh thay đổi (khi cần thiết) vị trí tắt đèn để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng, tránh va chạm và giảm độ chói mắt;

(5) Độ chắc chắn của đèn, cột đèn, các giá đỡ và mối liên kết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,971 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào