Công việc bức xạ theo Luật Năng lượng nguyên tử bao gồm những công việc gì? Vật liệu hạt nhân hoặc thiết bị hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào?
Bức xạ và nguồn bức xạ là gì?
Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 định nghĩa bức xạ và nguồn bức xạ như sau:
"3. Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất.
4. Nguồn bức xạ là nguồn phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ."
Bức xạ và nguồn bức xạ là gì?
Công việc bức xạ theo Luật Năng lượng nguyên tử bao gồm những công việc gì?
Tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định công việc bức xạ gồm các hoạt động sau:
- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Vật liệu hạt nhân hoặc thiết bị hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào?
Theo Điều 22 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân phải có các biện pháp bảo đảm an ninh sau đây:
+ Kiểm soát việc tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
+ Không cho phép cá nhân không có nhiệm vụ tiếp cận nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
+ Thực hiện quy định về kiểm soát nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân ghi trong giấy phép;
+ Việc chuyển giao nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân trong nội bộ cơ sở tiến hành công việc bức xạ phải có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền và có biên bản bàn giao;
+ Tiến hành kiểm đếm định kỳ ít nhất một năm một lần để bảo đảm nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân được để đúng nơi quy định trong điều kiện an ninh;
+ Bảo vệ bí mật các biện pháp an ninh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tổ chức, cá nhân quản lý nguồn phóng xạ có mức độ nguy hiểm từ trung bình trở lên và quản lý vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
+ Có kế hoạch bảo đảm an ninh;
+ Phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
+ Áp dụng ngay biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp;
+ Ngăn chặn kịp thời việc phá hoại nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; có kế hoạch kiểm đếm thường xuyên hằng tháng, hằng tuần hoặc hằng ngày theo hướng dẫn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Có phương án giảm thiểu tác hại khi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị phá hoại;
+ Bảo vệ bí mật thông tin về hệ thống an ninh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống kiểm soát nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân trong phạm vi cả nước, bao gồm các thông tin sau đây:
+ Loại nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
+ Số nhận dạng nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và côngtenơ bảo vệ;
+ Tên đồng vị phóng xạ đối với nguồn phóng xạ; thành phần hóa học đối với vật liệu hạt nhân;
+ Hoạt độ, ngày xác định hoạt độ đối với nguồn phóng xạ; khối lượng plutoni, urani đối với vật liệu hạt nhân;
+ Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
+ Chứng chỉ xuất xứ;
+ Chủ sở hữu;
+ Tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, sử dụng;
+ Tổ chức, cá nhân lưu giữ, sử dụng trước đó;
+ Địa chỉ nơi đang lưu giữ, sử dụng.
- Việc phân loại nguồn phóng xạ theo mức độ nguy hiểm dưới trung bình, trung bình và trên trung bình được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Như vậy trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, ngoài cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm kiểm soát các nguồn năng lượng này. Thì các tổ chức và cá nhân cũng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.