Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL) là gì? Việt Nam tham gia Công ước MARPOL 73/78 khi nào?
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL) là gì? Việt Nam tham gia Công ước MARPOL 73/78 khi nào?
- Các yếu tố chiến lược quản lý chất thải do tàu phát sinh theo quy định của Công ước quốc tế MARPOL 73/78 là gì?
- Kế hoạch quản lý chất thải của cảng (PWMP) theo quy định của Công ước MARPOL 73/78 có phải được cập nhật liên tục không?
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL) là gì? Việt Nam tham gia Công ước MARPOL 73/78 khi nào?
Công ước MARPOL là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973, được sửa đổi bằng Nghị định thư 1978 của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.
Năm 1921, tại Anh đại diện các chủ tàu, các ngành công nghiệp dầu mỏ và các cảng vụ đã tổ chức hội nghị đầu tiên về ô nhiễm do dầu gây ra.
Năm 1926, tại Oashingon đã tổ chức hội nghị đưa ra Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu.
Trong hội nghị này đã đưa ra yêu cầu về việc trang bị các thiết bị phân ly dầu-nước trong buồng máy trên tàu và quy định các vùng cấm xả dầu, song Công ước không đi vào hiệu lực.
Sau chiến tranh Thế giới II, nhiều tàu bị đắm cùng với sự tiêu thụ dầu tăng làm cho thế giới quan tâm và năm 1954, hội nghị tại London và thông qua được Công ước quốc tế mang tên OILPOL 54, có hiệu lực năm 1958.
Đặc biệt sau vụ tàu chở dầu thô mang tên TOREY CANYON bị mắc cạn và gây ô nhiễm bờ biển Anh-Pháp làm tăng sự xúc tiến đi đến Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu.
Năm 1972 thông qua Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển, đến năm 1973 Công ước này đi vào hiệu lực, từ đó có tên MARPOL 73. Tiếp đó bổ sung một số vấn đề bằng nghị định thư 1978 và đến nay Công ước được gọi là MARPOL 73/78.
Các phụ lục của Công ước MARPOL 73/78:
Phụ lục | Tên gọi | Hiệu lực |
Phụ lục I | Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu | 02/10/1983 |
Phụ lục II | Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô | 06/4/1987 |
Phụ lục III | Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại chuyên chở trên biển dưới dạng bao gói | 01/7/1992 |
Phụ lục IV | Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu | 27/9/2003 |
Phụ lục V | Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu | 31/12/1988 |
Phụ lục VI | Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do không khí của tàu gây ra | 19/05/2005 |
Việt Nam chính thức gia nhập là thành viên của Công ước MARPOL 73/78 vào ngày 29/05/1991.
Ngoài ra, Mục 4 Kế hoạch thực hiện Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước quốc tế ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra được ban hành kèm theo Quyết định 795/QĐ-TTg năm 2016 Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực thực hiện các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước MARPOL, có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển từ tàu (MARPOL) là gì? Việt Nam tham gia Công ước MARPOL 73/78 khi nào? (Hình từ Internet)
Các yếu tố chiến lược quản lý chất thải do tàu phát sinh theo quy định của Công ước quốc tế MARPOL 73/78 là gì?
Căn cứ tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11465:2016 (ISO 16304:2013) về Tàu biển và công nghệ hàng hải - Bảo vệ môi trường biển - Bố trí, quản lý các phương tiện tiếp nhận chất thải của cảng:
Theo đó, có 03 ba thành phần chính của các chiến lược quản lý chất thải do tàu phát sinh theo quy định của Công ước MARPOL 73/78 là:
- Các vấn đề hành chính và pháp lý;
- Công nghệ;
- Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ.
(1) Các vấn đề hành chính và pháp lý
Nhiều nước đã áp dụng luật pháp, chính sách và các chiến lược quốc gia quản lý chất thải mà chúng khống chế việc quản lý chất thải tại các cơ sở tiếp nhận chất thải của cảng (PRF), kể cả các chất thải phát sinh ra do tàu.
Luật pháp như vậy phải được xem xét khi xây dựng một chiến lược quản lý chất thải cảng vì nó sẽ quyết định mức độ tuân thủ mà cảng phải duy trì.
Các yêu cầu bổ sung như nhu cầu để cấp phép và hoặc phê chuẩn, truy nguyên và lập hồ sơ chất thải cũng phải được xem xét.
Các giải pháp về môi trường khả thi nhất có thể để thu hồi chất thải và xử lý cần được xác định.
Những mục tiêu quản lý chất thải đã được chính quyền của quốc gia chấp nhận cho các cảng trong phạm vi thẩm quyền của mình cần được đưa vào các chiến lược quản lý chất thải. Nếu không có các mục tiêu như vậy, các cảng nên xem xét phát triển chúng.
(2) Công nghệ
Công nghệ quản lý chất thải hiện có và phù hợp thì nên được sử dụng.
Công nghệ được coi là một phần của chiến lược quản lý chất thải cần phải chứng minh tình trạng hiện tại của hầu hết các kỹ thuật quản lý chất thải.
Tuy nhiên, trọng tâm là theo hướng tái chế và cải tạo chất thải, xử lý so với thải bỏ (xem 6.5).
Do đó, các chiến lược quản lý chất thải nên nhìn nhận và thúc đẩy các phương pháp thay thế về quản lý chất thải mà khai thác những lợi ích của công nghệ mới và đang nổi lên.
(3) Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ
Chiến lược quản lý chất thải phải được phát triển một cách hiệu quả với một nhận thức về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ không chỉ ở khắp các cảng hoặc bến cảng, mà còn vượt ra ngoài những giới hạn vật chất.
Phải có sẵn các tổ chức vận chuyển chất thải, các cơ sở tái chế, các cơ sở xử lý phù hợp, và nếu cần, các địa điểm thải bỏ cuối cùng.
Các cơ sở xử lý và thải bỏ có thể hoặc không nằm trong cảng.
Chiến lược quản lý chất thải cũng cần kết hợp các cơ chế chủ động để thông báo và đào tạo cho những người có lợi ích trong việc sử dụng PRF.
Kế hoạch quản lý chất thải của cảng (PWMP) theo quy định của Công ước MARPOL 73/78 có phải được cập nhật liên tục không?
Đối chiếu với quy định tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11465:2016 (ISO 16304:2013) về Tàu biển và công nghệ hàng hải - Bảo vệ môi trường biển - Bố trí, quản lý các phương tiện tiếp nhận chất thải của cảng về xem xét lại Kế hoạch quản lý chất thải của cảng (PWMP)
Theo đó, Kế hoạch quản lý chất thải của cảng (PWMP) phải được cập nhật liên tục, đặc biệt là đối với các dịch vụ được cung cấp và các điểm liên hệ thông tin.
Các biện pháp có thể liên quan đến các thủ tục để cập nhật chi tiết quan trọng mà không làm chậm trễ, xem xét lại thường xuyên và xem xét lại sau khi có những thay đổi đáng kể trong hoạt động của cảng hoặc trong hệ thống PRF của cảng, cần có sẵn các quá trình thực hiện để:
- Tiến hành xem xét lại và cập nhật PWMP dựa trên dữ liệu được thu thập liên quan đến các loại chất thải, số lượng, và tần suất sử dụng;
- Tìm và thực hiện các biện pháp quản lý tốt nhất và những bài học kinh nghiệm thu được từ các báo cáo bị cho là những bất cập; và
- Thực hiện hành động khắc phục dựa trên phát hiện về sự bất cập.
CHÚ THÍCH Các cơ quan quản lý địa phương hoặc quốc gia có thể yêu cầu đệ trình PWMP để xem xét và phê duyệt theo một lịch trình được coi là thích hợp cho mục đích của họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.