Công ty sản xuất thực phẩm là công ty như thế nào? Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm theo loại hình công ty cổ phần?

Cho tôi hỏi Công ty sản xuất thực phẩm là công ty như thế nào? Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm theo loại hình công ty cổ phần gồm những gì? Câu hỏi của anh T.Q,N từ Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty sản xuất thực phẩm là công ty như thế nào?

Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.
6. Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
7. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 14 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
14. Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.
15. Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.
...

Như vậy, có thể hiểu công ty sản xuất thực phẩm là một công ty được tổ chức theo các loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.

Công ty này thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

Công ty sản xuất thực phẩm là công ty như thế nào? Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm theo loại hình công ty cổ phần?

Công ty sản xuất thực phẩm là công ty như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm theo loại hình công ty cổ phần gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm theo loại hình công ty cổ phần gồm những tài liệu sau đây:

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

(4) Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;

Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Lưu ý: Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty sản xuất thực phẩm có những nghĩa vụ gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì công ty sản xuất thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:

(1) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất;

(2) Tuân thủ quy định của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng mà thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;

(3) Thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm trên nhãn, bao bì, trong tài liệu kèm theo thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

(4) Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm;

(5) Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng;

Thông báo yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng thực phẩm;

(6) Kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

(7) Lưu giữ hồ sơ, mẫu thực phẩm, các thông tin cần thiết theo quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm;

Thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định;

(8) Thu hồi, xử lý thực phẩm quá thời hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp xử lý bằng hình thức tiêu hủy thì việc tiêu hủy thực phẩm phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy đó;

(9) Tuân thủ quy định pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(10) Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm;

(11) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm không an toàn do mình sản xuất gây ra.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,681 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào