Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội không được góp vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp khác trong trường hợp nào?
- Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội không được góp vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp khác trong trường hợp nào?
- Việc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài do ai có thẩm quyền quyết định?
- Công ty con có được góp vốn cùng Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội để thành lập doanh nghiệp mới hay không?
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội không được góp vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp khác trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc đầu tư ra ngoài Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội như sau:
Đầu tư ra ngoài VIETTEL
..
3. Nguyên tắc đầu tư ra ngoài:
a) VIETTEL phải sử dụng vốn để đầu tư vào các hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Tổng mức đầu tư ra ngoài của VIETTEL (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của VIETTEL. VIETTEL không được đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực này VIETTEL phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) VIETTEL không được đầu tư hoặc góp vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của Kiểm soát viên, Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của VIETTEL.
c) Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên hoạt động kinh doanh ngành nghề ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của VIETTEL chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
d) Công ty con không được đầu tư góp vốn vào VIETTEL; Công ty con, công ty hạch toán phụ thuộc VIETTEL không được góp vốn cùng VIETTEL để thành lập doanh nghiệp mới, không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa đơn vị trong cùng Tập đoàn.
đ) Trường hợp VIETTEL có mức vốn đầu tư ra ngoài vượt quá quy định tại điểm a khoản 3 Điều này (nếu chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục đầu tư) thì phải có phương án cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ lệ vốn góp. Việc thoái vốn đầu tư tại các lĩnh vực này phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015.
...
Như vậy, theo quy định thì Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội không được góp vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của Kiểm soát viên, Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty.
Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội không được góp vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp khác trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài do ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc đầu tư ra ngoài Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội như sau:
Đầu tư ra ngoài VIETTEL
...
4. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài VIETTEL:
a) Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài VIETTEL trong phạm vi tổng giá trị đầu tư tài chính của VIETTEL thấp hơn 30% vốn điều lệ của VIETTEL; Đối với dự án đầu tư có giá trị từ 30% vốn điều lệ trở lên VIETTEL phải báo cáo chủ sở hữu quyết định.
b) Chủ sở hữu quyết định việc VIETTEL góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư hoặc góp vốn đầu tư thành lập công ty ở nước ngoài; quyết định việc mua công ty thuộc thành phần kinh tế khác; đầu tư ra bên ngoài của VIETTEL vào doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực được thiết kế thực hiện chủ yếu, thường xuyên, ổn định sản xuất cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; quyết định các dự án đầu tư tài chính khác còn lại không thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng giám đốc VIETTEL.
Như vậy, chủ sở hữu sẽ có quyền quyết định việc Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty con có được góp vốn cùng Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội để thành lập doanh nghiệp mới hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về việc đầu tư ra ngoài Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội như sau:
Đầu tư ra ngoài VIETTEL
..
3. Nguyên tắc đầu tư ra ngoài:
a) VIETTEL phải sử dụng vốn để đầu tư vào các hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Tổng mức đầu tư ra ngoài của VIETTEL (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của VIETTEL. VIETTEL không được đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực này VIETTEL phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) VIETTEL không được đầu tư hoặc góp vốn mua cổ phần với các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của Kiểm soát viên, Ban Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của VIETTEL.
c) Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên hoạt động kinh doanh ngành nghề ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của VIETTEL chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
d) Công ty con không được đầu tư góp vốn vào VIETTEL; Công ty con, công ty hạch toán phụ thuộc VIETTEL không được góp vốn cùng VIETTEL để thành lập doanh nghiệp mới, không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa đơn vị trong cùng Tập đoàn.
đ) Trường hợp VIETTEL có mức vốn đầu tư ra ngoài vượt quá quy định tại điểm a khoản 3 Điều này (nếu chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục đầu tư) thì phải có phương án cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ lệ vốn góp. Việc thoái vốn đầu tư tại các lĩnh vực này phải hoàn thành trước ngày 31/12/2015.
...
Như vậy, theo quy định thì Công ty con không được góp vốn cùng Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội để thành lập doanh nghiệp mới.
Lưu ý: Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong Quyết định này được đổi tên thành Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội kể từ ngày 05/01/2018 theo quy định của Nghị định 05/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.