Công ty luật cung cấp chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt như thế nào?
- Công ty luật cung cấp chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt như thế nào?
- Công ty luật có nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra không?
- Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương?
Công ty luật cung cấp chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm n khoản 2 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố nội dung đăng ký hoạt động hoặc nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
g) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
h) Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
...
n) Không cử đúng người làm việc hoặc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác, chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, công ty luật cung cấp chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Công ty luật cung cấp chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Công ty luật có nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra không?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
2. Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
3. Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
4. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư.
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng.
6. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
7. Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
8. Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
9. Nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư.
Như vậy, công ty luật có nghĩa vụ chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Cho phép thành lập Đoàn luật sư; quyết định việc giải thể Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Phê duyệt đề án tổ chức đại hội của Đoàn luật sư;
- Tổ chức cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
- Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với quy định của Luật này;
- Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.