Công ty hợp danh là pháp nhân Việt Nam có thể trở thành thành viên của hợp tác xã hay không? Nếu được thì phải thực hiện thủ tục như thế nào?

Cho tôi hỏi công ty tôi là công ty hợp danh được thành lập tại Việt Nam thì công ty tôi có thể trở thành thành viên hợp tác xã hay không? Nếu được thì công ty tôi cần phải thực hiện thủ tục nào để được công nhận là thành viên hợp tác xã? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Công ty hợp danh là doanh nghiệp như thế nào?

Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau;

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty hợp danh có được trở thành thành viên hợp tác xã hay không?

Công ty hợp danh có được trở thành thành viên hợp tác xã hay không?

Công ty hợp danh có được trở thành thành viên hợp tác xã hay không?

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo đó, căn cứ Điều 3 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam như sau:

- Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

- Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

- Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.

- Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.

- Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Trong đó, việc góp vốn vào hợp tác xã được thực hiện theo Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:

- Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

- Khi góp đủ vốn, thành viên hợp tác xã được hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;

+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.

Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;

+ Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.

Như vậy, công ty hợp danh có thể trở thành thành viên hợp tác xã nếu đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 3 Nghị định 193/2103/NĐ-CP nêu trên.

Công ty hợp danh là thành viên hợp tác xã thì có quyền và nghĩa vụ nào?

* Quyền của thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 14 Luật Hợp tác xã 2012:

- Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã.

- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên hợp tác xã.

- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 Luật này.

- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã.

- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã.

- Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của điều lệ.

* Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên quy định tại Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012:

- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

Như vậy, công ty hợp danh được xem là pháp nhân Việt Nam và có thể trở thành thành viên hợp tác xã nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định. Trường hợp công ty hợp danh trở thành thành viên hợp tác xã thì sẽ được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
1,368 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào