Công ty điện lực có quyền tạm ngừng cung cấp điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điện mà không phải trường hợp khẩn cấp hay không?
- Công ty điện lực có quyền tạm ngừng cung cấp điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điện mà không phải trường hợp khẩn cấp hay không?
- Lý do ngừng cung cấp điện của Công ty điện lực có bắt buộc phải có trong nội dung thông báo ngừng cung cấp điện hay không?
- Trình tự ngừng cung cấp điện trong trường hợp không khẩn cấp được quy định như thế nào?
Công ty điện lực có quyền tạm ngừng cung cấp điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điện mà không phải trường hợp khẩn cấp hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định như sau:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp
Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp trong các trường hợp sau:
1. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch của bên bán điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, điều hoà, hạn chế phụ tải do thiếu nguồn điện và các nhu cầu khác theo kế hoạch.
2. Ngừng cấp điện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.
3. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo yêu cầu của bên mua điện.
Theo đó, công ty điện lực có thể ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp trong các trường hợp sau:
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, điều hoà, hạn chế phụ tải do thiếu nguồn điện và các nhu cầu khác theo kế hoạch.
- Ngừng cấp điện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo yêu cầu của bên mua điện.
Như vậy, công ty điện lực có quyền tạm ngừng cung cấp điện theo kế hoạch khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điện mà không phải trường hợp khẩn cấp.
Công ty điện lực có quyền tạm ngừng cung cấp điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điện mà không phải trường hợp khẩn cấp hay không? (Hình từ Internet)
Lý do ngừng cung cấp điện của Công ty điện lực có bắt buộc phải có trong nội dung thông báo ngừng cung cấp điện hay không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định như sau:
Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực và Điều 6 Thông tư này.
2. Nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện bao gồm:
a) Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
b) Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
c) Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
d) Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
3. Người của bên bán điện ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải là một trong những người sau:
a) Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của bên bán điện;
b) Người giữ chức danh được ủy quyền ký thông báo ngừng, giảm cung cấp điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
4. Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.
Theo đó, nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện bao gồm:
- Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;
- Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;
- Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;
- Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.
Như vậy, khi thông báo ngừng cung cấp điện, Công ty điện lực phải nêu rõ lý do ngừng cung cấp điện.
Trình tự ngừng cung cấp điện trong trường hợp không khẩn cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định về trình tự ngừng cung cấp điện không khẩn cấp như sau:
(1) Bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng cung cấp điện ít nhất 05 ngày, bằng hình thức cụ thể như sau:
+ Gửi thông báo bằng văn bản hoặc thông báo bằng hình thức khác đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện cho khách hàng có sản lượng mua điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết;
+ Thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện đối với các khách hàng còn lại.
Trong đó thời điểm thông báo đầu tiên phải đảm bảo trước thời điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày.
(2) Sau khi thông báo ngừng cung cấp điện, bên bán điện có trách nhiệm tiến hành ngừng cung cấp điện theo đúng nội dung đã thông báo.
Trường hợp không thực hiện ngừng cung cấp điện theo nội dung đã thông báo, bên bán điện có trách nhiệm thông báo lại cho bên mua điện trước thời điểm ngừng cung cấp điện đã thông báo ít nhất 24 giờ.
(3) Trường hợp bên mua điện có đề nghị thay đổi thời gian ngừng cung cấp điện đã được thông báo thì phải trao đối với bên bán điện trước thời điểm ngừng cung cấp điện ít nhất 48 giờ.
Bên bán điện có trách nhiệm xem xét, giải quyết đề nghị của bên mua điện, cụ thể như sau:
+ Trường hợp không thể thay đổi việc ngừng cung cấp điện, bên bán điện vẫn được ngừng cung cấp điện theo kế hoạch nhưng phải thông báo lại cho bên mua điện và nêu rõ lý do trước thời điểm ngừng cung cấp điện đã thông báo ít nhất 24 giờ;
+ Trường hợp chấp nhận thay đổi thời gian ngừng cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện trước thời điểm ngừng cung cấp điện đã thông báo ít nhất 24 giờ.
(4) Sau khi tiến hành ngừng cung cấp điện, bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nội dung, trình tự thao tác ngừng cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.
(5) Bên bán điện phải cấp điện trở lại theo đúng thời hạn đã thông báo.
Trường hợp thời gian cấp điện trở lại bị chậm so với thời gian đã thông báo từ 01 giờ trở lên, bên bán điện phải thông báo cho khách hàng có sản lượng mua điện trung bình trên 100.000kWh/tháng và khách hàng sử dụng điện quan trọng biết thời gian cấp điện trở lại bằng điện thoại hoặc hình thức thông báo khác do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
Lưu ý: Đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điêu 5 Thông tư này, trình tự ngừng cấp điện hoặc giảm mức cung cấp điện quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này chỉ tiến hành sau khi bên yêu cầu ngừng cấp điện đã thanh toán đủ cho bên bán điện các chi phí liên quan đến việc ngừng và cấp điện trở lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.