Công ty có quyền khi yêu cầu người lao động nghỉ thai sản hết 4 tháng rồi đi làm vì nếu nghỉ 6 tháng thì lúc đó không bố trí công việc được?
- Công ty có quyền khi yêu cầu người lao động nghỉ thai sản hết 4 tháng rồi đi làm vì nếu nghỉ 6 tháng thì lúc đó không bố trí công việc được?
- Thời hạn giải quyết, chi trả chế độ nghỉ thai sản khi sinh con được quy định như thế nào?
- Việc xin nghỉ thai sản trước khi sinh có phải có xác nhận sức khỏe yếu không?
Công ty có quyền khi yêu cầu người lao động nghỉ thai sản hết 4 tháng rồi đi làm vì nếu nghỉ 6 tháng thì lúc đó không bố trí công việc được?
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
...
3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
...
Trước hết, cần phải xác định việc nghỉ thai sản 6 tháng là một quyền lợi mà pháp luật dành cho những người tham gia BHXH. Vì đây là quyền lợi của những người tham gia BHXH bắt buộc nên việc công ty yêu cầu người lao động chỉ được nghỉ thai sản 4 tháng, sau đó phải đi làm là không có cơ sở.
Công ty không có quyền yêu cầu người lao động phải đi làm trong trường hợp này. Việc có đi làm sau 4 tháng nghỉ thai sản hay không là quyền của người lao động theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tóm lại, công ty không có quyền yêu cầu người lao động đi làm khi chưa nghỉ hết chế độ thai sản. Việc quyết định có đi làm hay không là quyền của NLĐ. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ cũng không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động khi người lao động đang nghỉ thai sản.
Thời hạn giải quyết, chi trả chế độ nghỉ thai sản khi sinh con được quy định như thế nào?
Thời hạn giải quyết chế độ nghỉ thai sản căn cứ khoản 2 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, khi bạn nộp hồ sơ cho công ty thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của bạn, công ty có trách nhiệm lập hồ sơ thai sản và nộp cho cơ quan BHXH.
Bên cạnh đó, chi trả chế độ thai sản khi sinh con căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:
Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Công tác rà soát, kiểm tra
5.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
5.1.1. Rà soát, kiểm tra
Như vậy, trong trường hợp bạn nộp hồ sơ cho công ty thì thời gian giải quyết và chi trả chế độ thai sản khi sinh con của bạn tối đa là 06 ngày làm việc.
Theo đó, tổng thời gian để bạn được nhận tiền thai sản sớm nhất là từ 16 ngày trở lên kể từ ngày bạn nộp hồ sơ cho công ty.
Nghỉ thai sản (Hình từ Internet)
Việc xin nghỉ thai sản trước khi sinh có phải có xác nhận sức khỏe yếu không?
Việc xin nghỉ thai sản trước khi sinh có phải có xác nhận sức khỏe yếu không, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
...
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
...
2.2.2. Lao động nữ sinh con:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
...
Như vậy, theo quy định này để lao động nữ được hưởng chế độ thai sản thì phía công ty bạn sẽ lập danh sách theo mẫu 01B – HSB và yêu cầu bạn nộp một trong các giấy tờ sau:
+ Bản sao giấy khai sinh
+ Hoặc trích lục khai sinh
+ Hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
Hiện nay, không có quy định lao động nữ nghỉ thai sản trước khi sinh - khi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản phải nộp kèm theo giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe (xác nhận sức khỏe yếu).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.