Công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người làm công gây ra không? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với người làm công được quy định như thế nào?

Cho anh hỏi về một trường hợp như sau, cụ thể: Hôm qua, báo có đưa tin về sự việc bác bảo vệ của một công ty A trông xe nhưng bị hai đối tượng cướp một xe Vision màu đỏ. Trong trường hợp này quy định của pháp luật như thế nào? Bảo vệ có phải đền tiền không, hay do công ty chịu trách nhiệm? Mong nhận được giải đáp sớm, anh cảm ơn.

Hiểu như thế nào về người làm công theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Việc làm 2013 giải thích về việc làm công như sau:

5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Theo đó, bác bảo vệ trong trường hợp này có thể được xem người làm công. Người làm công là người làm công việc tạm thời được trả công, là người được thuê mướn làm công việc theo hợp đồng hoặc làm theo các công việc mang tính ổn định không cao. Công việc mà người làm công làm có thể là công việc thường xuyên hoặc thời vụ, nó khác với công việc của người lao động được quy định theo Bộ luật Lao động về một số đặc điểm như: tính chất công việc, phúc lợi xã hội bắt buộc, ví dụ như bảo hiểm xã hội.

Công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người làm công gây ra không?

Công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người làm công gây ra không?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người làm công gây ra là gì?

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

- Thứ nhất, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

- Thứ hai, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Thứ ba, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người làm công gây ra hay không?

Theo Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra như sau:

"Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật."

Như vậy, đối với trường hợp khi báo đưa tin thì công ty sẽ có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng (người bị cướp chiếc Vision màu đỏ). Sau đó, công ty có quyền yêu cầu người bảo vệ hoàn trả một khoản tiền bồi thường này cho công ty. Thủ quỹ và bảo vệ đều là công việc yêu cầu trách nhiệm bảo quản tài sản, do đó khi xảy ra thất thoát về tài sản, người bảo vệ, thủ quỹ có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với người làm công được quy định như thế nào?

Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại, cụ thể:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

7,793 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào