Công ty có được tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc được không?
- Công ty có được tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc được không?
- Công ty sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc trái luật bị phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có được xử phạt công ty có được tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc không?
Công ty có được tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc được không?
Tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động khi đã đến tuổi nghỉ hưu, cụ thể tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Dẫn chiếu đến Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
...
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
...
Quy định này có nêu, công ty không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Như vậy, công ty sẽ không được tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc nếu:
(1) Công việc đó có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi;
(2) Công ty không bảo đảm các điều kiện về làm việc an toàn cho người lao động cao tuổi.
Công ty có được tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc được không? (hình từ Internet)
Công ty sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc trái luật bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Theo đó, người sử dụng lao động sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc trái luật sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Với người sử dụng lao động là công ty (tổ chức) mức xử phạt hành chính khi sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc trái luật là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có được xử phạt công ty có được tiếp tục sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc không?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
...
Như đã phân tích ở trên, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với công ty sử dụng lao động là công ty (tổ chức) mức xử phạt hành chính khi sử dụng người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu làm công việc độc hại, nặng nhọc trái luật là 30.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt).
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quyền xử phạt công ty vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.